Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
ĐƯA VÀO SỬ DỤNG NHÃN HIỆU (LOGO) CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BẮC HƯỚNG HÓA
- Ngày đăng: 29-03-2022
- 168 lượt xem
Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa được phê duyệt quy hoạch theo Quyết định số 479/QĐ-UBND ngày 14/3/2007 nằm trên địa bàn 05 xã: Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Sơn và Hướng Linh thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Với mục tiêu: (1) Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học gồm quần thể các loài động, thực vật quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng; (2) Duy trì giá trị sinh thái và chức năng phòng hộ đầu nguồn; (3) Góp phần phát triển kinh tế xã hội của dân cư sống xung quanh khu bảo tồn.
Tại đây có Hệ thực vật rất phong phú và đại diện cho hệ thực vật Trung Trường Sơn với một số loài thực vật hạt trần rất đặc trưng cho vùng: Thông tre lá dài; Thông tre lá ngắn; Thông nàng; Kim giao núi đất; Du sam núi đất; Đỉnh tùng… Tính đến nay đã ghi nhận 1.296 loài thực vật. Trong đó có 156 loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm (Nghị định 06/2019/NĐ-CP, Sách đỏ Việt Nam 2007, Sách đỏ thế giới IUCN). Khu hệ động vật rừng có 110 loài thú thuộc 30 họ của 10 bộ, 206 loài chim thuộc 49 họ của 12 bộ và 81 loài bò sát ếch nhái (37 loài ếch nhái thuộc 5 họ của 1 bộ; 44 loài bò sát thuộc 8 họ và 2 bộ); 33 loài cá; 152 loài côn trùng. Trong đó phải kể đến là loài Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii Hook. F, 1886) và loài Vượn siki (Nomascus siki Delacour, 1951) có phân bố đặc hữu.
Trong năm 2019, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa đã có đơn số 4-2019-27303 gửi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam xin cấp bản quyền nhãn hiệu (logo) cho Khu bảo tồn. Đến nay Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có Quyết định số 103808/QĐ-SHTT ngày 29/12/2021 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 407688.
Nhãn hiệu (logo) là hình vành khăn, phía trên là cụm từ mô tả tên của Khu bảo tồn bằng tiếng Việt, phía dưới đối xứng là cụm từ bằng tiếng Anh đều có màu sắc: Trắng, đen, xanh lá cây, xanh nước biển, nâu, tím; Và được phân cách bằng 02 ngôi sao năm cánh. Lòng bên trong của hình là cảnh quan đỉnh núi Voi mẹp được mệnh danh Nóc nhà Quảng Trị (với độ cao 1772m), loài cây Đỉnh Tùng Cephalotaxus mannii Hook. F, 1886 tượng trưng loài thực vật hạt trần, nguy cấp, quí, hiếm ở Bắc Hướng Hóa và loài Vượn siki Nomascus siki Delacour, 1951 thuộc diện nhóm IB nghị định 06NĐ-CP của Chính phủ, rất nguy cấp (CR) của IUCN. Đơn vị đã thông báo số 04/TB-BQL ngày 10/02/2022 để báo cáo với Sở NN & PTNT và thông báo đến các cơ quan, ban ngành liên quan.
Với nhãn hiệu (logo) được cấp chứng nhận trên, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa thông báo đến các Sở, Ban, Ngành liên quan được biết cũng như hy vọng các Đơn vị, Tổ chức nghiên cứu khoa học.... có các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu chuyên sâu để cùng nhau bảo tồn 02 loài nêu trên; góp phần tạo nên biểu tượng của Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa nói riêng và khu vực Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị nói chung.
Hà Văn Hoan- Giám đốc BQL
Trần Thị Việt Thư- BQL Khu BTTN Bắc Hướng Hóa
- Bộ Nông nghiệp và PTNT làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị (29/03/2022)
- Hội nghị góp ý báo cáo quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. (29/03/2022)
- Lãnh đạo tỉnh kiểm tra mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn keo lai mô (29/03/2022)
- TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ RỪNG KHU VƯC BIÊN GIỚI CỦA HUYỆN ĐAKRÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (29/03/2022)
- ĐÁNH THỨC TIỀM NĂNG LÀM GIÀU KINH TẾ VÙNG GÒ ĐỒI TRIỆU ÁI (29/03/2022)
- Phát hiện Loài lan không lá, Lan hoại leo vàng (Erythrorchis ochobiensis (Hayata) Garay ở Quảng Trị (29/03/2022)
- Thúc đẩy chuỗi cung ứng bền vững đối với lâm sản ngoài gỗ là một giải pháp quan trọng trong thực hiện quản lý rừng bền vững (29/03/2022)
- Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam giai đoạn 2 (FCPF-2) tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện dự án năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 (29/03/2022)
- Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam giai đoạn 2 tỉnh Quảng Trị thực hiện thu thập thông tin giám sát, đánh giá kết quả thực hiện PRAP (30/03/2022)
- Đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ: Hoàn thiện các thủ tục và tài liệu liên để triển khai thực hiện (30/03/2022)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 626
Tổng lượt truy cập: 3.596.821