Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025 phục vụ Nhân dân đón Tết, vui xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe, đồng thời đảm bảo phát triển và cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản, ngày 26/12/2024 Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Kế Hoạch số 4461/KH-SNN để triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
*  Nội dung kế hoạch được triển khai thực hiện gồm các nội dung:
1. Hoạt động thông tin tuyên truyền
Phổ biến kế hoạch triển khai và các văn bản chỉ đạo về thực hiện công tác đảm bảo ATTP tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025, các văn bản pháp luật liên quan đến công tác đảm bảo ATTP. Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. Phổ biến, hướng dẫn triển khai các quy định, cơ chế chính sách, pháp luật về ATTP; chú trọng các văn bản mới ban hành (Thông tư 17/2024/TT-BNNPTNT ngày 28/11/2024) 
Đưa tin tuyên truyền về các hoạt động đảm bảo ATTP, hoạt động kiểm tra, công khai xử lý vi phạm hành chính và công tác đảm bảo ATTP ngành nông nghiệp; biểu dương các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản duy trì tốt điều kiện bảo đảm ATTP. 
Tăng cường tổ chức tập huấn, hướng dẫn, giám sát người sản xuất tuân thủ theo đúng các quy trình sản xuất nông lâm thủy sản bảo đảm an toàn; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về điều kiện đảm bảo ATTP trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, giết mổ, vận chuyển, thu hái, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm nông lâm thủy sản; chỉ sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm; hướng dẫn cho các đối tượng là người/hộ sản xuất kinh doanh tại chợ cung ứng trực tiếp nông lâm thủy sản tới người tiêu dùng về thao tác thực hành tại các công đoạn vận chuyển, bảo quản, bày bán cũng như lưu trữ đầy đủ hồ sơ, giấy tờ có liên quan phục vụ truy xuất nguồn gốc. 
Hướng dẫn người tiêu dùng không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn; không mua sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; không nên mua, tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng hoặc mốc hỏng. 
2. Hoạt động kiểm tra và giám sát nguồn cung cấp nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm
-    Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm ưu tiên kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông lâm thủy sản phục vụ Tết Nguyên đán như thịt, giò chả, rau củ quả, thủy sản các loại, các cơ sở giết mổ, cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản. Chú trọng kiểm soát các đầu mối sản xuất, nhập khẩu, các cơ sở sản xuất, kinh doanh số lượng lớn. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. 
-    Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật Nhà nước về ATTP; tập trung kiểm tra điều kiện đảm bảo ATTP, việc sử dụng phụ gia trong thực phẩm của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; kiểm tra chất lượng an toàn sản phẩm thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, thông tin nhãn mác. Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu về ATTP. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về ATTP theo quy định. 
-    Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan, kịp thời tiến hành kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện và xử lý triệt để các trường hợp vi phạm ATTP, gian lận chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, trong đó cần tập trung vào các cơ sở sản xuất, cung ứng ra thị trường các mặt hàng nông lâm thủy sản được tiêu thụ nhiều trong dịp lễ, Tết, các chợ cung ứng trực tiếp nông lâm thủy sản tới người tiêu dùng thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp. 
-    Triển khai đầy đủ hoạt động tổ chức ký cam kết, thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP theo các quy định hiện hành; chủ động giám sát chặt chẽ, hậu kiểm các cơ sở đã ký cam kết, đã được chứng nhận đủ điều kiện ATTP. 
-    Tăng cường lấy mẫu giám sát ATTP nông lâm thủy sản có nguy cơ cao không bảo đảm ATTP được tiêu thụ nhiều trong dịp Tết Nguyên đán để kịp thời ngăn chặn, cảnh báo nguy cơ thực phẩm không bảo đảm ATTP. 
-    Phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan ban hành kế hoạch và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc triển khai công tác đảm bảo nguồn cung thực phẩm nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ; chủ động theo dõi tình hình cung cầu, diễn biến thời tiết, dịch bệnh để có các phương án điều phối, xử lý kịp thời, tránh thiếu nguồn cung cục bộ cũng như ứng phó xử lý các sự cố an toàn thực phẩm (nếu xảy ra). 
Với một số khẩu hiệu tuyên truyền: Vì sức khoẻ cộng đồng, hãy sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn; không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng; không rõ nguồn gốc, xuất xứ; tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, không an toàn; không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép để sản xuất, chế biến thực phẩm; tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm hoang dại, nấm đã bị dập nát, hỏng; vì quyền lợi người tiêu dùng, hãy đấu tranh với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm; đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng đa dạng để tăng cường sức khỏe. Vì một tết Nguyên đán Ất Tỵ an khang, thịnh vượng, hãy chung tay góp phần bảo đảm an toàn an toàn thực phẩm./.

Phạm Đình Mỹ Công
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

Đang truy cập: 3

Hôm nay: 1805

Tổng lượt truy cập: 3.735.471