Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Ngày 30/12/2022, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT Sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

* Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2023 gồm 3 Điều; sửa đổi, bổ sung một số quy định của 02 Thông tư đó là:

- Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu.

Theo quy định tại Thông tư 32, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản cần lưu ý một số thay đổi mới của Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT như sau:

* Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật ATTP:

a) Đơn đề nghị;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh;

d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Đối với thành phần hồ sơ quy định tại các điểm b, d và đ cơ sở gửi khi nộp hồ sơ hoặc cung cấp cho Đoàn thẩm định khi đến thẩm định thực tế tại cơ sở.

- Quy định về Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do chủ cơ sở xác nhận (trước đây là do cơ quan thẩm quyền cấp).

Để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh cần tuân thủ nghiêm các quy định như sau: Đảm bảo nhà xưởng, trang thiết bị phục vụ sản xuất được bố trí hợp lý, vệ sinh sạch sẽ tránh gây ô nhiễm cho thực phẩm; người trực tiếp sản xuất được khám sức khỏe định kỳ, có kiến thức về ATTP, có khu vực thay bảo hộ lao động, có đủ nhà vệ sinh ở vị trí thích hợp, đủ trang thiết bị làm vệ sinh công nhân; có quy định và thực hiện đúng quy định vệ sinh công nhân…; nguyên liệu và các yếu tố đầu vào để sản xuất thực phẩm như nước, phụ gia bảo quản, chất hỗ trợ chế biến trong danh mục được phép sử dụng, bảo quản và sử dụng theo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu để sản xuất, chế biến thực phẩm…; vật liệu bao gói không gây ô nhiễm cho sản phẩm, ghi nhãn đầy đủ thông tin, đúng quy định, phương tiện bảo quản, vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm, được sắp xếp hợp lý và vệ sinh sạch sẽ; duy trì điều kiện bảo đảm ATTP, có quy định và thực hiện thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (SOP), khuyến khích cơ sở áp dụng các chương trình QLCL tiên tiến theo HACCP, ISO 22000; thực hiện ghi chép sổ sách đầy đủ, kịp thời để phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm….

Đang truy cập: 5

Hôm nay: 721

Tổng lượt truy cập: 3.559.528