Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT- BNNPTNT của bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, tất cả tàu cá trên 15 mét trở lên phải được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đồng thời, theo điểm k, khoản 1, điều 60 Luật Thủy sản năm 2017 quy định tàu cá không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ thuộc diện tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp.

Theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT- BNNPTNT của bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, tất cả tàu cá trên 15 mét trở lên phải được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đồng thời, theo điểm k, khoản 1, điều 60 Luật Thủy sản năm 2017 quy định tàu cá không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ thuộc diện tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp.

 

Công tác quản lý an toàn thực phẩm tàu cá trên 15 mét thời gian qua:
Năm 2019, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với  tàu cá có chiều dài trên 15 mét,  xếp loại B là 167 tàu, xếp loại A 01 tàu.  Đối với công tác  cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tàu cá, tính đến thời điểm này đã cấp giấy chứng nhận là 130GCN/168 tàu cá đang hoạt động chiếm tỷ lệ 77,1%.
Nhìn chung đa số các chủ tàu cá chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, thực hiện tốt các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tàu cá. Tuy nhiên một số ngư dân chưa có  ý thức về an toàn thực phẩm, tỏ thái độ không chấp hành khi đoàn thẩm định làm việc, một phần khác do số lượng tàu cá lớn, thường xuyên khai thác hải sản dài ngày ở vùng biển xa, thời gian cập bến không cố định nên việc tuyên truyền, kiểm tra gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, phần lớn tàu khai thác hải sản xa bờ hiện nay trên địa bàn tỉnh là tàu vỏ gỗ, hầm bảo quản hải sản làm chủ yếu từ mút xốp, nên khó khăn cho việc bảo đảm vệ sinh cũng như cách nhiệt hiệu quả bảo quản sản phẩm sau khai thác.
Trong thời gian tới, Chi cục tăng cường công tác thanh tra đột xuất, thẩm định định kỳ đối với các tàu cá có chiều dài trên 15 mét, đồng thời tuyên truyền vận động để chủ tàu hiểu và có ý thức trách nhiệm tốt hơn đối với việc đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm trên tàu cá. Tiến tới hoàn thành mục tiêu tất cả các tàu cá thuộc diện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm phải được cấp chứng nhận.
Để đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm tàu cá cần lưu ý một số nội dung sau:  
Tàu cá phải được thiết kế thuận tiện cho việc tiếp nhận, xử lý, chế biến, bảo quản thuỷ sản, dễ làm vệ sinh và khử trùng; Các khu vực tiếp nhận, xử lý và bảo quản thuỷ sản phải được bố trí ngăn cách với các khu vực khác có thể gây nhiễm cho thuỷ sản như: buồng máy, khu vực dành cho thuỷ thủ đoàn, khu vệ sinh, các đường dẫn nước thải.  Sàn tàu: được làm bằng vật liệu cứng, bền, không độc, chịu mòn; Mặt sàn phải phẳng, kín, không trơn trượt, dễ làm vệ sinh, khử trùng và đảm bảo thoát nước.
- Hầm chứa: mặt trong của hầm chứa tiếp xúc với thuỷ sản được làm bằng vật liệu nhẵn, không gỉ, không độc, không ngấm nước, dễ làm vệ sinh và khử trùng.  Đảm bảo không bị đọng nước gây nhiễm bẩn thuỷ sản. Vách ngăn hầm chứa phải được cách nhiệt tốt. Dàn phơi: được thiết kế chế tạo phù hợp với tàu, bảo đảm việc phơi khô được dễ dàng, an toàn và được làm từ vật liệu không độc, dễ làm vệ sinh, khử trùng. Thiết bị bốc dỡ và chuyển thuỷ sản lên bờ phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không độc, dễ làm sạch và khử trùng.
-  Dụng cụ làm vệ sinh phải được làm bằng vật liệu phù hợp, không làm hư hại bề mặt các thiết bị trên tàu hoặc dụng cụ chứa thuỷ sản; được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng; được bảo quản ở nơi khô ráo và để đúng nơi quy định. Các hoá chất tẩy rửa và khử trùng phải phù hợp với mục đích sử dụng theo quy định của Bộ Y tế. Chất tẩy rửa, khử trùng phải được bảo quản ở nơi riêng biệt trong thùng chứa kín, có ghi rõ tên hoá chất và phương pháp sử dụng.
- Không được mang lên tàu cá các loại chất nổ, chất độc, xung điện, hoá chất bảo quản (không có trong danh mục được phép sử dụng) và chất kháng sinh cấm dùng cho việc đánh bắt, chế biến và bảo quản thuỷ sản.
Nước và nước đá sử dụng phải đủ lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh, được kiểm soát đúng cách. Tàu cá phải đủ nước sạch, nước đá sạch và dụng cụ chứa đựng để bảo quản thuỷ sản. Máy xay đá có kết cấu thích hợp, dễ làm vệ sinh; được làm bằng vật liệu bền, không gỉ và không gây nhiễm độc cho thuỷ sản.
-  Hệ thống thoát nước từ sàn tàu, hầm chứa thuỷ sản hoặc phòng vệ sinh phải đảm bảo thoát hết nước, dễ làm vệ sinh và khử trùng. Hệ thống đường dẫn nước thải phải được bố trí ngăn cách để không làm nhiễm bẩn thuỷ sản. Phế liệu thuỷ sản sau khi sơ chế phải được chuyển nhanh khỏi mặt sàn tàu và được bảo quản riêng. Chất thải phòng vệ sinh phải được xử lý không gây ô nhiễm môi trường.
- Người tiếp xúc với thuỷ sản phải được trang bị bảo hộ lao động được khám sức khỏe định kỳ theo qui định và không bị mắc bệnh truyền nhiễm. Khu vực vệ sinh không là nguồn lây nhiễm cho thuỷ sản.
-  Có qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh, khử trùng thiết bị, sàn tàu, hầm chứa, dụng cụ chứa và các bề mặt khác tiếp xúc với thuỷ sản. Phải có người chịu trách nhiệm chính về vệ sinh an toàn và chất lượng thuỷ sản.
Thực hiện hoạt động quản lý chất lượng và truy xuất nguồn nguyên liệu theo đúng với qui định đề ra. Tàu cá phải ghi nhật ký khai thác và hồ sơ theo dõi xử lý, chế biến trên tàu bảo đảm dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc và đánh giá chất lượng thuỷ sản.
-  Yêu cầu đối với cấp đông và bảo quản thuỷ sản đông lạnh (đối với tàu cá có thiết bị cấp đông và kho lạnh): Thuỷ sản xếp trong hầm đông phải đảm bảo để quá trình lạnh đông nhanh và đều, nhiệt độ trung tâm sản phẩm phải đạt –180C hoặc thấp hơn. Thuỷ sản sau khi đưa ra khỏi tủ cấp đông phải được bao gói và đưa ngay vào kho lạnh bảo quản. Trong kho lạnh, thuỷ sản phải được kê xếp theo từng lô riêng biệt, ghi chép rõ vị trí và ngày, tháng bảo quản của từng lô. Nhiệt độ sản phẩm trong kho lạnh đảm bảo đạt -180C hoặc thấp hơn; nhiệt độ trong kho không được dao động quá mức cho phép là ± 30C.
Yêu cầu đối với phơi khô và bảo quản sản phẩm khô: Thuỷ sản ngay sau khi được xử lý, chế biến và làm sạch phải nhanh chóng phơi khô trên các dàn phơi trên tàu cá; Việc phơi khô phải bảo đảm thoát ẩm nhanh, sản phẩm được khô đều; Không được phơi khô thuỷ sản trực tiếp trên bề mặt boong tàu, trong phòng máy. Không được để thuỷ sản khô nhiễm bẩn và dính dầu mỡ; Sản phẩm khô phải được bao gói và bảo quản trong điều kiện hợp vệ sinh.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Vĩnh Thủy

Nguồn tin: Chi cục Thủy sản

Đang truy cập: 4

Hôm nay: 1810

Tổng lượt truy cập: 3.560.617