Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

  •  

  • Địa chỉ trụ sở: 270 Hùng Vương - TP Đông Hà - Quảng Trị
  • Điện thoại cơ quan: 0233.562.336

  I. Lãnh đạo Chi cục

1. Ông Bùi Phước Trang

- Chức vụ : Chi cục trưởng

- Điện thoại: 0914.457.907

- Email: buiphuoctrang@quangtri.gov.vn

2. Ông Trần Minh Tuấn

- Chúc vụ: Phó Chi cục trưởng

- Điện thoại: 0914.277.616

- Email: tranminhtuana@quangtri.gov.vn

3. Ông Nguyễn Hữu Tâm

- Chức vụ: Phó Chi cục trưởng

- Điện thoại: 0914.092.786

- Email: nguyenhuutam@quantri.gov.vn

 II. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

* Vị trí và chức năng

1. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (sau đây gọi tắt là Chi cục) là tổ chức hành chính thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Giám đốc Sở) thực hiện chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về trồng trọt, bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật về trồng trọt, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật theo phân công của Giám đốc Sở và quy định của pháp luật.

2. Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Trồng trọt và Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn.

3. Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng; kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.

Trụ sở làm việc của Chi cục đặt tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

* Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Tham mưu giúp Giám đốc Sở tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt; thông tin tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật về lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật.

2. Tham mưu giúp Giám đốc Sở trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật về lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật.

3. Tham mưu giúp Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với địa phương, cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn; kế hoạch phát triển trồng trọt của địa phương; chính sách hỗ trợ sản xuất, buôn bán, sử dụng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; kế hoạch phòng chống sinh vật gây hại, kiểm dịch thực vật nội địa.

4. Tham mưu Giám đốc Sở giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; xây dựng và tổ chức thực hiện vùng không nhiễm sinh vật gây hại trên địa bàn; tổ chức phòng, chống dịch, thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra dịch hại thực vật; thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch gây ra; thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch và khôi phục, phát triển sản xuất; tổ chức thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động trồng trọt trên địa bàn tỉnh và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt; xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

5. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện hoạt động trồng trọt; phát triển vùng sản xuất cây trồng, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp, chống xói mòn, sa mạc hoá và sạt lở đất; hướng dẫn và cấp mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

6. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kiểm dịch thực vật nội địa trên địa bàn tỉnh theo quy định.

7. Tổ chức thực hiện công tác thu thập, lưu trữ, bảo tồn, khai thác nguồn gen giống cây trồng; quản lý giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư khác phục vụ sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

8. Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý và sử dụng dự trữ địa phương về giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư hàng hóa thuộc lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

9. Hướng dẫn và tổ chức xây dựng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp.

10. Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

11. Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp kết hợp công nghiệp, nông nghiệp kết hợp dịch vụ, tăng trưởng xanh, kinh tế chia sẻ trên địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật.

12. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp thuộc lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trong nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

13. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận, xác nhận, quyết định công nhận, chứng chỉ hành nghề thuộc lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật, phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

14. Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các dự án và xây dựng mô hình phát triển về trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình, dự án được giao.

15. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực quản lý và theo phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định của pháp luật.

16. Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật đối với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố; chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã và kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý, phối hợp công tác, chế độ thông tin báo cáo của đơn vị phụ trách lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật cấp tỉnh đặt trên địa bàn cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp huyện; các nhân viên chuyên môn, kỹ thuật lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật công tác trên địa bàn cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp xã.

17. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ thuộc lĩnh vực vào sản xuất của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh; tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

18. Thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng nông nghiệp và đề xuất xử lý vi phạm thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo đúng quy định của pháp luật.

19. Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật theo quy định.

20. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật theo quy định.

21. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vị quản lý theo quy định của pháp luật và phân công hoặc ủy quyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

22. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về trồng trọt, bảo vệ thực vật theo quy định của UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tập huấn nâng cao kiến thức cho người sản xuất về lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn

23. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

24. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

25. Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao và theo quy định của pháp luật.

* Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo Chi cục

a) Chi cục có Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng;

b) Chi cục trưởng là người đứng đầu Chi cục, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

c) Phó Chi cục trường là người giúp Chi cục trưởng, được Chi cục trưởng phân công phụ trách một hoặc một số nhiệm vụ của Chi cục, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Chi cục trưởng vắng mặt, một Phó Chi cục trưởng được ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Chi cục.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và quy định của pháp luật.

2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Chi cục:

a) Phòng Hành chính - Tổng hợp;

b) Phòng Trồng trọt;

c) Phòng Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.

3. Các Trạm thuộc Chi cục:

a) Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật liên huyện Vĩnh Linh - Cồn Cỏ;

b) Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật liên huyện Gio Linh - Cam Lộ;

c) Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật liên huyện Triệu Phong - thành phố Đông Hà;

d)Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật liên huyện Hải Lăng - thị xã Quảng Trị;

đ) Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật liên huyện Hướng Hóa - Đakrông.

Các Trạm thuộc Chi cục có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch và hoạt động.

Đang truy cập: 2

Hôm nay: 201

Tổng lượt truy cập: 3.590.923