Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cấp và quản lý mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt
- Ngày đăng: 29-03-2024
- 187 lượt xem
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về chuyển đổi số, Bộ Nông nghiệp và PTNT phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về nông nghiệp. Đây là bước đi quan trọng của ngành để gắn sản xuất nông nghiệp với thị trường, giúp cho việc cập nhật, kết nối, chia sẻ thông tin nhanh chóng và tiện lợi. Hệ thống CSDL quốc gia về trồng trọt sẽ là nền tảng để tạo ra sự kết nối chủ động, chia sẻ thông tin hai chiều giữa cơ quan quản lý nhà nước và người dân, doanh nghiệp hoạt động trong ngành trồng trọt. Hệ thống này sẽ giúp cập nhật chính xác, kịp thời các dữ liệu về trồng trọt như giống cây trồng, đất trồng trọt, vùng trồng... Hệ thống cũng cho phép thiết lập mã số vùng trồng cho các cơ sở sản xuất trên phạm vi cả nước, cung cấp nền tảng cấp, quản lý mã số vùng trồng trực tuyến từ việc đăng ký, xác minh và cấp MSVT được nhanh chóng, kịp thời, đồng thời khai thác cơ sở dữ liệu vùng trồng cho các mục đích khác nhau như xây dựng chính sách, chỉ đạo sản xuất; điều tiết, kết nối cung cầu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, dự tính, dự báo… một cách thuận lợi, nhanh chóng.
Mã số vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc nông sản. Đây là yếu tố quan trọng giúp ngành trồng trọt ổn định sản lượng, kiểm soát chất lượng, tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Thực hiện Công văn số 6234/BNN-TT ngày 20/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc cấp và quản lý mã số vùng trồng. Thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã tổ chức triển khai cấp, quản lý mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt trên phần mềm cấp, quản lý mã số vùng trồng trực tuyến tại địa chỉ https://csdltrongtrot.mard.gov.vn.
Nhằm tuyên truyền rộng rãi đến các tổ chức, cá nhân về phần mềm này, Chi cục đã tổ chức tập huấn triển khai, hướng dẫn thủ tục đăng ký trực tuyến cấp mã số vùng trồng đến các địa phương trên toàn tỉnh theo tài liệu hướng dẫn tạm thời ban hành kèm theo Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thực hiện cấp mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt cho tất cả cá nhân, tổ chức có nhu cầu và đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vùng trồng đã được cấp mã số để kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn thực hiện đúng theo các quy định hiện hành. Có thể thấy, thông qua phần mềm CSDL ngành trồng trọt các cá nhân, tổ chức có thể thực hiện đăng ký việc cấp mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt một cách nhanh gọn, hiệu quả. Để được cấp mã số, người dân và doanh nghiệp không phải tốn chi phí nào mà chỉ cần đáp ứng đủ các tiêu chí về diện tích, an toàn thực phẩm, kiểm soát sinh vật gây hại.
Đến thời điểm này, Chi cục đã cấp 17 mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt trên cây lúa, lạc, đậu xanh, thanh long, chanh leo, cam, bưởi, an xoa, hồ tiêu với tổng diện tích hơn 150 ha. Đây là con số khá khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế của tỉnh do một số khó khăn đang gặp phải hiện nay như: Quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; nhận thức của người sản xuất về mã số vùng trồng và lợi ích của nó mang lại còn khá mơ hồ; một số cơ sở còn yếu về trình độ công nghệ thông tin nên gặp khó khăn trong việc kê khai cấp mã số cũng như công tác giám sát nhật ký vùng trồng... Để khắc phục những khó khăn đó, thời gian tới cần quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ chính sau:
Một là, đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyên canh hàng hoá tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh về cấp và quản lý mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt.
Ba là, đồng hành, sát cánh hơn nữa trong việc hướng dẫn chi tiết, hỗ trợ các các nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết lập mã số vùng trồng, cung cấp nền tảng cấp, quản lý mã số vùng trồng trực tuyến; ghi chép nhật ký điện tử; khai thác cơ sở dữ liệu vùng trồng; truy xuất nguồn gốc nông sản...
Bốn là, duy trì việc kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với các mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt đã được cấp nhằm duy trì những tiêu chí của vùng trồng, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến vùng trồng được cấp mã số./.
Người viết bài: Trần Thị Diệu Linh – Chi cục Trồng trọt và BVTV
- Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến đến người dân ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nộp hồ sơ thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT (26/03/2024)
- Cấp cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản (trường hợp trước 6 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn) (2.001823).000.00.00.H50 (07/11/2024)
- Đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (Mã TTHC:1.009478.000.00.00.H50) (07/11/2024)
- Tên thủ tục: Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình cá nhân liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác trường hợp có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái – Mã số thủ tục: 3.000250.H50 (11/11/2024)
- Nâng cao cải cách hành chính ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (27/12/2023)
- Tên thủ tục: Công nhận, công nhận lại nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (Mã số thủ tục: 3.000198.000.00.00.H50) (11/11/2024)
- Chi cục Thủy sản đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để nâng cao các tiêu chí chống khai thác hải sản bất hợp pháp không báo cáo và không theo quy định (09/11/2023)
- Chi cục Thủy sản đẩy mạnh công tác tuyên truyền cải cách hành chính (09/11/2023)
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính tại Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Thạch Hãn (09/11/2023)
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức tại Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Thạch Hãn (09/11/2023)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 7
Hôm nay: 1790
Tổng lượt truy cập: 3.558.463