Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
CANH TÁC TỰ NHIÊN - HƯỚNG ĐI BỀN VỮNG
- Ngày đăng: 07-06-2023
- 420 lượt xem
Canh tác tự nhiên là hình thức canh tác hoàn toàn sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên và thảo mộc như làm từ cá, gừng, ớt, tỏi, đạm cá, trứng, thuốc lá… an toàn cho người sản xuất, thân thiện với môi trường, thời gian canh tác lâu năm giúp cải tạo đất, tăng kết cấu giúp đất tơi xốp, nhiều mùn và cũng từ đó giúp cho cây có khả năng hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất
Vì vậy so với những năm đầu, nếu sử dụng hình thức này thường xuyên, liên tục thay cho canh tác truyền thống thì hình thức canh tác này lại giúp cho chúng ta có môi trường trong lành, hệ sinh thái cân bằng, năng suất cây trồng cũng dần được cải thiện. Tuy nhiên, nền nông nghiệp đang đứng trước những thách thức không nhỏ đó là: vấn đề ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật ở người, bùng phát sâu bệnh do sự phá huỷ hệ sinh thái xuất phát từ việc lạm dụng hóa chất…Bên cạnh đó, sản xuất lúa chưa có hợp đồng, hợp tác để bao tiêu sản phẩm nên nông dân làm ra thường bị tư thương ép giá.
Đứng trước những vấn đề đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện Triệu Phong đang từng bước chuyển dịch sản xuất an toàn, nông nghiệp hữu cơ theo quy mô lớn hơn và có liên kết tiêu thụ giúp bà con chuyên tâm hơn vào sản xuất và người dân đã biết đến và đang dần với các sản phẩm nông sản canh tác tự nhiên như: lúa, rau, thịt gà, thịt lợn. Vụ Đông xuân 2022- 2023, được sự hỗ trợ của dự án “Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển” (FMCR), nhóm sản xuất lúa canh tác tự nhiên xã Triệu Sơn với 38 thành viên đã đăng ký thực hiện 7,5 ha lúa được sản xuất bằng hình thức canh tác tự nhiên (CTTN). Năng suất lúa CTTN cuối vụ đạt bình quân 56,2 tạ/ha, Hợp tác xã Nông sản sạch Triệu Phong thu mua với giá 9.500đ/kg, tổng thu nhập 53.390.000 đồng, lợi nhuận 28.026.000 đồng/ha, cao so với lúa canh tác thông thường khoảng 7 triệu đồng/ha, sau khi đã trừ hết các chi phí về giống, vật tư, công lao động…
Để sản xuất được sản phẩm đến người tiêu dùng HTX nông sản sạch Triệu Phong giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất đầu vào cũng như các giấy tờ kiểm định của các cơ quan kiểm định chất lượng vì vậy những sản phẩm đem ra thị trường đều là các sản phẩm chất lượng cao và chứa đựng rất nhiều tâm huyết của các nhà nông nghiệp cũng như của người dân địa phương. Đó là làm sao đảm bảo dinh dưỡng cung cấp cho cây và hạn chế sâu bệnh ngay từ đầu, quy trình sản xuát rất nghiêm ngặt, đối với mỗi vụ phải chuẩn bị trước 1 tháng để ủ phân, làm men, làm đạm từ cá, làm chế phẩm từ gừng ớt tỏi để thay thế cho thuốc Bảo vệ thực vật. Đặc biệt đối với quy trình canh tác tự nhiên phải duy trì phun để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và phòng sâu bệnh trên cây, người dân phải đều đặn 7-10 ngày phun một lần, đều này làm cho nhiều bà con cũng khó thực hiện và thu hẹp dần diện tích. Do vậy để chủ động và cũng đảm bảo quy trình vụ Đông xuân 2022- 2023, mặc dù không có sự hỗ trợ về phương tiện phun nhưng bà con cùng trong nhóm cũng đã chủ động thuê máy máy không người lái, một thiết bị thường sử dụng để phun hóa chất trên đồng ruộng, do đó đã giảm được chi phí đặc biệt là công phun chế phẩm giúp bà con yên tâm, hăng hái hơn trong sản xuất, chế phẩm được phun đồng loạt và đúng định kỳ, đồng thời cũng giảm được chi phí, công sức cho bà con nông dân từ đó có thể mở rộng thêm được quy mô, lan tỏa được nền nông nghiệp theo hướng hữu cơ.
Lê Thị Hảo - Trạm khuyến nông Triệu Phong
- HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ MÔ HÌNH NUÔI ẾCH TRONG LÒNG LƯỚI KẾT HỢP NUÔI CÁ (07/06/2023)
- QUẢNG TRỊ - LỢI NHUẬN GẤP ĐÔI NHỜ TRỒNG LÚA HỮU CƠ LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM (07/06/2023)
- THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG CỤM HẢI LĂNG – TRIỆU PHONG (07/06/2023)
- KHUYẾN NÔNG CƠ SỞ NGÀY CÀNG TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THEO YÊU CẦU MỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (07/06/2023)
- Hoạt động Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị cùng với Đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Cộng hòa Liên bang Đức và Thụy Sĩ (10/05/2023)
- TRIỂN KHAI MÔ HÌNH NUÔI CÁ LEO TRONG LỒNG BÈ (10/05/2023)
- BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ VÀO MÙA KHÔ HẠN (10/05/2023)
- CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHO CÁ TỪ CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP (10/05/2023)
- VI SINH VẬT BẢN ĐỊA – HƯỚNG MỚI TRONG PHÒNG NGỪA ĐIỆU TRỊ BỆNH TRÊN CÂY SEN (26/04/2023)
- HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÒ THÂM CANH TRONG NÔNG HỘ (26/04/2023)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 32
Hôm nay: 285
Tổng lượt truy cập: 3.542.454