Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Ngày 25-3-2022, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 1094/QĐ-BNN-KN phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông”, trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng. Theo đó thời gian qua, nhiều địa phương đã đồng loạt triển khai tổ khuyến nông cộng đồng và nhận được sự hưởng ứng rất lớn từ nông dân, hệ thống khuyến nông cơ sở, doanh nghiệp... Trong đó, Quảng Trị là một trong mười ba tỉnh thực hiện Đề án thí điểm giai đoạn một từ năm 2021-2023. Mô hình mới này nhằm đáp ứng yêu cầu về ứng dụng kỹ thuật chuyên sâu, hỗ trợ nông dân sản xuất bền vững, hình thành liên kết chuỗi trong tiêu thụ nông sản…

Thực hiện Đề án và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và UBND tỉnh Quảng Trị về thành lập thí điểm Tổ Khuyến nông cộng đồng, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chủ động tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất chủ trương thành lập 02 Tổ khuyến nông cộng đồng để triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Đề án, đến nay Sở Nông nghiệp và PTNT đã thành lập thí điểm 02 Tổ Khuyến nông cộng đồng cũng như ban hành Quy chế hoạt động. Tổ khuyến nông cộng đồng có nhiệm vụ:

*Đối với người sản xuất

- Tư vấn, hỗ trợ xây dựng kế hoạch sản xuất hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) phù hợp với thời vụ, điều kiện sản xuất ở địa phương và nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường. Tư vấn, hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường. Tư vấn, dịch vụ và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển sản xuất, ngành nghề nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, cộng đồng dân cư nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái. Tham gia Chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, bảo tồn và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống. Tham gia phát triển du lịch nông thôn gắn với nông nghiệp sinh thái.

- Hướng dẫn nông dân, HTX, tổ hợp tác tham gia thực hiện các dự án, đề án. Thực hiện các nhiệm vụ về khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp do cấp có thẩm quyền giao hiệu quả và bền vững. Tư vấn, tập huấn về các kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất và nhu cầu của nông dân trên địa bàn.  Liên kết nông dân với các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác nhằm giải quyết đầu ra cho nông sản.

 Hỗ trợ, tư vấn phát triển Hợp tác xã:

-Tư vấn, hỗ trợ thành lập hợp tác xã nông nghiệp.  Tư vấn, hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện các quy chế quản lý nội bộ của hợp tác xã như: quy chế hoạt động, quản trị hành chính, quản trị tài chính, quản trị hoạt động.  Tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã xây dựng và thực hiện kế hoạch/ phương án sản xuất kinh doanh hàng năm.  Tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh mới có lợi thế cạnh tranh.

 Hỗ trợ thị trường và liên kết chuỗi giá trị:

-Tư vấn, hỗ trợ nông dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp (tìm kiếm, giới thiệu doanh nghiệp, xây dựng hợp đồng, ký kết hợp đồng thu mua nông sản).  Tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng liên kết; xác định được các thị trường tiềm năng, sản phẩm lợi thế của hợp tác xã.  Tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã xây dựng thương hiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại phát triển thị trường.

 Tư vấn, hướng dẫn chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp:

- Tư vấn, hướng dẫn các Hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc. Tư vấn, hướng dẫn ứng dụng thương mại điện tử, hướng dẫn bán hàng, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử. Hướng dẫn sử dụng nền tảng số trong quản lý HTX.  Tư vấn, hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển giao kỹ thuật.

Do mới thành lập nên các tổ KNCĐ chủ yếu xây dựng kế hoạch, tham gia các khoa đào tạo, tập huấn để nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các hội nghị, hội thảo trao đổi, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động, tuy nhiên ngay sau khi thành lập các tổ KNCĐ cũng đã chủ động tổ chức họp tổ để triển khai, xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ, công việc đảm trách cho từng thành viên trong tổ.

- Tổ KNCĐ cụm Vĩnh Linh-Gio Linh-Cam Lộ đã họp và xây dựng kế hoạch hoạt động trong giai đoạn tới: tập huấn cho nông dân về khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và trồng rừng gỗ lớn theo hướng bền vững. Nắm bắt nhu cầu của người dân và HTX để đề xuất xây dựng các mô hình trình diễn về KHKT mới; đang hướng dẫn HTX Thủy Ba Tây, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh xây dựng, quy hoạch 21 ha rừng trồng theo tiêu chuẩn quản lý bền vững và đề xuất hỗ trợ phân bón để chăm sóc rừng trồng năm thứ 2, thứ 3 phát triển bền vững, hiệu quả. Thống kê diện tích rừng trồng trên địa bàn để có định hướng, tư vấn, hỗ trợ nông dân, HTX phát triển, sản xuất theo các tiêu chuẩn FSC, PESC, VFSC....

Hướng dẫn các tổ quản lý, vận hành máy bay không người lái ở xã Vĩnh Long, Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh); Trung Sơn, Gio Quang (Gio Linh) và Cam Thủy (Cam Lộ) ban hành quy chế hoạt động của Tổ, đồng thời xây dựng kế hoạch bay dịch vụ, phun thuốc BVTV cho nông dân sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023, hiện các HTX và nông dân đã đăng ký bay dịch vụ hơn 180ha.

- Tổ KNCĐ cụm Hải Lăng-Triệu Phong, đang xây dựng kế hoạch và chuẩn bị họp bàn để triển khai một số hoạt động tại cộng đồng trong giai đoạn tới. Hướng dẫn các tổ Quản lý, vận hành máy bay không người lái ở xã Triệu Thượng và Triệu Thành (Triệu Phong); Hải Trường, Hải Phú và Hải Dương (Hải Lăng) ban hành quy chế hoạt động của Tổ, đồng thời xây dựng kế hoạch bay dịch vụ, phun thuốc BVTV tại các hợp tác xã và nông dân sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023. Dự kiến vụ đầu tiên các tổ bay dịch vụ khoảng hơn 200ha.

Ngoài ra, thực hiện quyết định số 1680/QĐ-BNN-VPĐP, ngày 11 tháng 05 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Theo đó, các tiêu chí xã nông thôn mới phải có Tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả.

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành trung ương và địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị ban hành chủ trương thành lập Tổ khuyến nông cộng đồng cấp xã (Công văn số 5102/UBND-KT ngày 14/10/2022 của UBND tỉnh về việc thành lập Tổ khuyến nông cộng đồng cấp xã). Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành dự thảo Quyết định thành lập Tổ KNCĐ cấp xã và Quy chế hoạt động mẫu kèm theo để gửi lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan. Sau hơn 1 tháng triển khai lấy ý kiến góp ý, sửa đổi, bỗ sung và đã ban hành Quyết định số: 272/QĐ-SNN ngày 16/12/2022 về việc ban hành Quy chế hoạt động mẫu của Tổ khuyến nông cộng đồng cấp xã và Văn bản số 3001/SNN-HD ngày 16/12/2022 về việc Hướng dẫn thành lập các Tổ khuyến nông cộng đồng cấp xã. Đây là cơ sở để tới đây Trung tâm Khuyến nông tỉnh cùng phối hợp với UBND các huyện căn cứ triển khai sâu rộng đến các xã để tiến hành phổ biến và hướng dẫn thành lập Tổ khuyến nông cộng động cấp xã trên toàn tỉnh Quảng Trị.

Tổ Khuyến nông cộng đồng là mô hình mới, nên để các tổ hoạt động có hiệu quả, giúp tham mưu cho các địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai sản xuất, xây dựng mô hình sản xuất có tính hàng hóa, liên kết tiêu thụ nông sản, cần có sự quan tâm của các địa phương, các cơ quan chuyên, cùng với sự nổ lực của tổ KNCĐ, nghiên cứu đưa ra cách làm mới mới nhằm phát huy có hiệu quả, trong điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn, như diễn biến tình hình về thời tiết ngày càng phức tạp, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn sẻ gây khó khăn trực tiếp cho hoạt động của Tổ KNCĐ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, phương tiện làm việc chưa có; trụ sở, phòng làm việc đa số là chưa có hoặc mang tính tạm bợ, thuê mướn. Kinh phí hoạt động, phụ cấp công tác của Tổ KNCĐ hoàn toàn không có (do mới thành lập nên các Tổ chưa có nguồn thu dịch vụ, chưa có kinh phí để thực hiện hoạt động ở cơ sở,...). Theo quy chế hoạt động của Tổ KNCĐ thì nguồn thu chủ yếu dựa vào các hoạt động tư vấn dịch vụ từ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, trong khi sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị có điểm xuất phát thấp, phát triển chưa bền vững, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, thiên tai, dịch bệnh, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn và quá trình đô thị hóa nông thôn còn chậm...sẻ gây nhiều khó khăn cho Tổ hoạt động. Việc huy động các nguồn lực còn gặp khó khăn (do thực tế nông thôn có kết cấu hạ tầng còn yếu, trình độ của lực lượng lao động thấp, đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn, nên chưa khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp, HTX đầu tư cho hoạt động nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số,.. cũng như việc đầu tư cho các hoạt động sơ chế biến sản phẩm, nâng cao chất lượng, giá trị và quảng bá cho sản phẩm,...). Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa có đội ngũ cán bộ tổ KNCĐ chuyên nghiệp, trình độ năng lực cán bộ cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều lúng túng khi triển khai thực hiện. Đời sống vật chất, tinh thần của đại đa số người dân nông thôn còn thấp; việc thực hiện chính sách an sinh xã hội còn nhiều bất cập, thiếu việc làm, thu nhập thấp, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày một gia tăng, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mặt khác đã là hộ thu nhập thấp, hộ nghèo, thiếu việc làm,..thì việc tham gia đóng góp vốn đối ứng để phục vụ sản xuất, hoặc tự bỏ kinh phí ra để thuê tư vấn, dịch vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp lại càng rất khó khăn.

 

 

Toàn cảnh buổi Tọa đàm

Trần Cẩn - TTKN

Đang truy cập: 2

Hôm nay: 52

Tổng lượt truy cập: 3.594.608