Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Vụ Đông Xuân 2023-2024 đang cận kề, một số địa phương đã bắt đầu xuống vụ. Đây là vụ sản xuất được xác định được xác định sẽ có nhiều khó khăn do thời tiết khí hậu biến đổi bất thường và các đối tượng dịch hại như chuột, ốc bươu vàng (OBV) phát sinh gây hại nặng ngay từ đầu vụ.

  1. Đối với chuột   

Chuột là loại dịch hại nguy hiểm, chúng là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là thực vật xanh trong đó có cây lương thực và hoa màu... chuột rất đa nghi và có khả năng sinh sản rất lớn. Năm 2023 không có lũ lụt lớn xảy ra trên địa bàn vì vậy nguy cơ chuột sẽ gây hại nhiều vùng và hại suốt cả vụ, có thể thiệt hại nặng ngay từ đầu vụ và nhất là giai đoạn lúa làm đòng - trổ nếu công tác diệt chuột không được quan tâm, thực hiện tốt ngay từ đầu vụ sản xuất Đông Xuân 2023-2024.

Để phòng trừ chuột hiệu quả, các địa phương cần tổ chức diệt chuột một cách đồng bộ, ngay từ đầu vụ và thường xuyên, liên tục trong suốt cả vụ bằng nhiều biện pháp như đào bắt, đánh bẫy, sử dụng các loại thuốc chứa hoạt chất diệt chuột thế hệ mới như Diphacinone (Gimlet, Linh miêu, Kaletox…); Cần đánh bắt ngoài đồng ruộng và cả trong khu dân cư (đặt bẫy, bã trên đường đi lại và trước cửa hang của chuột). Lưu ý: Nên đặt bả vào chiều tối, tránh ánh sáng trực tiếp và tiến hành đồng loạt trên diện rộng mới đạt hiệu quả cao. Đặt mồi trộn ở bờ ruộng nơi gần hang hoặc gần đường đi của chuột, trên bờ mương, chân đê, bờ ruộng để diệt chuột. Không sử dụng các loại thuốc cấm và nghiêm cấm sử dụng xung điện để diệt chuột.

Ảnh: Công tác ra quân diệt chuột

  1. Đối vi c bươu vàng:

OBV tập trung gây hại đầu vụ, hại mầm lúa và cây lúa non làm giảm mật độ, tốn công tỉa dặm, khi mật độ cao có thể ăn hết lúa, phải gieo lại. Để phòng trừ OBV cần thực hiện kết hợp nhiều biện pháp như thủ công, cơ học, sinh học và hóa học:

- Nên ưu tiên biện pháp thủ công vì đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, an toàn với môi trường: Đầu vụ tổ chức phát động ra quân bắt ốc bươu vàng ... Có thể sử dụng thân lá khoai, chuối, đu đủ, sắn.... để thu hút ốc tập trung dễ thu gom. Cắm cọc dẫn dụ ốc, thu hút ốc lên đẻ trứng rồi bắt và thu gom trứng tiêu hủy. Đặt lưới ở cống dẫn nước để ngăn chặn ốc lây lan, đồng thời cũng dễ thu gom. Vét rãnh quanh ruộng để khi tháo nước ốc tập trung ở rãnh để bắt hoặc phun thuốc. Thả vịt vào ruộng giai đoạn trước khi gieo và cây lúa đã lớn để ăn ốc non;

- Đối với biện pháp hóa học chỉ dụng khi ruộng có mật độ ốc quá cao, ốc nhỏ không bắt bằng tay được, sử dụng các loại thuốc phun có hoạt chất Niclosamide (như AnPuma 700 WP, Molluska 700WP, Pisana 700WP,…) hoặc thuốc rải dạng hạt có hoạt chất Metaldehyde (như: Honeycin 150SC, Tox bait 120B,…) để diệt trừ.

Lưu ý: Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối khi ốc hoạt động mạnh nhất để tăng hiệu quả của thuốc; Khi sử dụng thuốc trên ruộng phải có nước, thuốc diệt OBV độc đối với động vật thủy sinh nên cần thận trọng khi sử dụng gần khu vực nuôi trồng thủy sản.

Ngoài ra, đầu vụ cần thận trọng khi sử dụng thuốc trừ cỏ cho lúa, chỉ sử dụng thuốc trừ cỏ khi nhiệt độ trên 180C; Đối với thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sớm cần chú ý thêm lúa phải trên 2,5 lá mới có thể xử lý thuốc./.

Kỹ sư: Nguyễn Thị Hoài Trinh

                                       Đơn vị: Trạm Trồng trọt và BVTV Thành phố Đông Hà

Đang truy cập: 4

Hôm nay: 302

Tổng lượt truy cập: 3.251.741