Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Công tác đào tạo nghề nông nghiệp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn bền vững.
- Ngày đăng: 12-11-2024
- 80 lượt xem
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Năm 2024 đào tạo cho trên 119 lớp nghề nông nghiệp ngắn hạn dưới 3 tháng, với trên 2.576 lượt người tham gia; đã góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn. Qua kiểm tra công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh, cho thấy:
Thông qua công tác đào tạo nghề nông thôn đã giúp người dân tiếp cận được những kiến thức cơ bản về kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất để tăng năng suất lao động, tăng giá trị hàng hoá trên một đơn vị diện tích thay cho thực trạng trước đây, người nông dân chỉ biết chăn nuôi, trồng trọt... theo kinh nghiệm truyền thống. Nhiều hộ gia đình đã xây dựng được những mô hình sản xuất hiệu quả, có năng suất và thu nhập cao như mô hình trồng cây rau màu, gia vị trên vùng đất cát bạc màu ven biển (cho giá trị tăng thêm từ 2-3 lần so với ban đầu); mô hình trồng cây cà phê hữu cơ theo nhu cầu của hội nhập ở vùng đồng bào dân tộc huyện Hướng Hóa; mô hình chăn nuôi (gà, vịt, lợn, dê) theo hướng sạch an toàn cho giá trị kinh tế cao.... Đặc biệt là đào tạo theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ, công nghệ cao, theo nhu cầu của thị trường trong những năm trở lại đây được tỉnh chú trọng ưu tiên trong công tác đào tạo. Đến nay, chất lượng lao động ở các vùng nông thôn ngày càng tăng, thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Một số mô hình phục vụ cho công tác đào tạo nghề nông nghiệp:
Mô hình Nấm tại nhà chị Nguyễn Thị Huyền ở Hải Dương, Hải Lăng, Quảng Trị
Mô hình Nuôi gà thả vườn tại nhà chị Cao Thị Thương ở Mỹ Chánh, Hải Chánh,
Lớp trồng rau an toàn- Triệu An, hộ Nguyễn Thị Hoà- thôn Hà Tây
Mô hình nuôi cá nước ngọt tại nhà anh Hồ văn Phiếu, thôn Miệt Cũ, xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa.
Để thực hiện có hiệu quả hơn nữa trong công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ môt số giải pháp sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Xác định tư duy mới trong công tác đào tạo nghề, đổi mới toàn diện phương pháp tiếp cận đào tạo nghề cho người nông dân, đào tạo theo tín hiệu của thị trường, theo nhu cầu của doanh nghiệp. Đa dạng hóa nội dung và hình thức đào tạo nhằm tạo nền tảng vững chắc cho lao động nông nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, từng bước tiếp cận với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo sản phẩm sạch đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế;
- Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của các cấp chính quyền trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Thực hiện hiệu quả công tác điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, để đánh giá, nắm bắt và định hướng đúng nhu cầu, đối tượng học nghề phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp của địa phương, đảm bảo gắn với việc làm sau đào tạo. Xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động nông nghiệp nông thôn; xác định danh mục nghề nông nghiệp cần được ưu tiên đào tạo để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương và xu thế phát triển. Thí điểm các mô hình đào tạo nghề để ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, hữu cơ… để nhân rộng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với đào tạo nghề; thống kê, đánh giá được chất lượng, hiệu quả sau học nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo nghề.
- Đổi mới hình thức tổ chức và nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn phù hợp với trình độ, năng lực của người học, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; phát huy mạnh mẽ tiềm năng sáng tạo của người dân nông thôn, chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và tín hiệu thị trường để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, gắn với giải quyết việc làm; áp dụng những thành tựu khoa học- công nghệ vào chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ tạo động lực quan trọng để người lao động tích cực tìm tòi, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi nhằm thu hút lực lượng lao động trẻ, có trình độ tham gia học nghề.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; lồng ghép dạy nghề với các chương trình MTQG, chương trình dự án...trên địa bàn nhằm hỗ trợ công tác dạy nghề có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thực tế và từng vùng miền. Có cơ chế hỗ trợ học viên sau đào tạo xây dựng các mô hình phát triển sản xuất phù hợp với tiềm năng lợi thế của địa phương để áp dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng từ việc học nghề, gắn kết giữa lý thuyết với thực hành và phát huy hiệu quả nguồn vốn, tay nghề cho người học;
- Có chính sách đặc thù riêng cho đào tạo nghề nông nghiệp để thu hút các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia truyền nghề cho lao động nông thôn; nông dân học nghề tại các cơ sở, HTX, doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ hữu cơ.
Có thể khẵng định rằng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hết sức quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn bền vững trong tình hình mới, nhất là việc triển khai thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5, Khoá XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với quan điểm nông dân là chủ thể, là trung tâm quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu, tiền đề quan trọng góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn./.
Lê Quang Phi Hùng – Phòng HCTH
- Bàn giao 02 tuyến đường lâm sinh của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 (30/10/2024)
- Kết quả thực hiện sáng kiến cải cách hành chính năm 2024 của Chi cục Phát triển nông thôn (24/10/2024)
- Thứ trưởng Trần Thanh Nam: Cần giải quyết sớm việc xen ghép, ổn định dân cư (24/10/2024)
- Hiệu quả từ các mô hình tham gia thí điểm đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (12/09/2024)
- Khai mạc phiên chợ trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP (28/08/2024)
- Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kết hợp học tập kinh nghiệm mô hình phát triển sản xuất của Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 (19/08/2024)
- Sơ kết 02 năm triển khai đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn, giai đoạn 2022 – 2025 (05/08/2024)
- Cùng đồng bào Vân Kiều tạo ra sản phẩm OCOP từ cà phê đặc sản (02/07/2024)
- Luật HTX chính thức có hiệu lực, tạo 'cú huých' để kinh tế tập thể vươn tầm (04/07/2024)
- Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 (21/06/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 9
Hôm nay: 910
Tổng lượt truy cập: 3.588.503