Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Thực hiện Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 04/02/2021 của UBND tỉnh về Quan trắc môi trường nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025, năm 2023, Chi cục Thủy sản tiến hành thực hiện 09 đợt quan trắc môi trường nước ao nuôi đại diện và nguồn nước cấp (từ tháng 7 - 11)  tại 11 xã/phường (gồm: Hiền Thành, Vĩnh Thái, Vĩnh Sơn, Trung Giang, Gio Mai, Triệu A, Triệu Lăng, Triệu Phước, Hải An, Đông Giang, Đông Lễ) của 5 huyện/thành phố (gồm: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng Đông Hà). Các chỉ tiêu quan trắc môi trường nước ao nuôi bao gồm: nhiệt độ, oxy hòa tan, pH, độ trong, độ mặn, N-NH4­+, N-NO2-, N-NO3-, P-PO43-, H2S, TSS, COD, độ kiềm, coliform, mật độ và thành phần tảo, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus; đối với nguồn nước cấp bao gồm: nhiệt độ, oxy hòa tan, độ mặn, pH, độ trong, N-NH4­+, N-NO2-, N-NO3-, P-PO43-, H2S, TSS, COD, độ kiềm, coliform, mật độ và thành phần tảo độc hại, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus, Pb, As. Dữ liệu quan trắc sau khi phân tích sẽ được tổng hợp và thông báo đến các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, đồng thời hệ thống hóa thành cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá diễn biến môi trường theo thời gian. Từ đó, dự báo diễn biến môi trường phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất.

Cụ thể, kết quả quan trắc môi trường Đợt 2, lấy mẫu ngày 31/07/2023 như sau:  

Xã Vĩnh Thái: Nước nguồn cấp: thông số độ mặn và N-NO3- có giá trị cao gấp 1,03 lần và 2,75 lần giới hạn cho phép. Mật độ Vibrio tổng số cao gấp 1,6 lần giới hạn cho phép. Các thông số còn lại đều có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép. Không phát hiện tảo độc và Vibrio parahaemolyticus trong mẫu nước cấp.

Xã Hiền Thành: Nước nguồn cấp: thông số độ kiềm có giá trị thấp hơn 2 lần giới hạn cho phép. Thông số N-NO3- có giá trị cao gấp 1,64 lần giới hạn cho phép. Các thông số còn lại đều có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép. Không phát hiện tảo độc và Vibrio parahaemolyticus trong mẫu nước cấp.

Xã Vĩnh Sơn:

- Nước nguồn cấp: thông số độ kiềm có giá trị thấp hơn 1,07 lần giới hạn cho phép. Thông số N-NH4+ và N-NO3- có giá trị cao gấp 1,3 lần và 2,2 lần giới hạn cho phép. Các thông số còn lại đều có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép. Không phát hiện tảo độc và Vibrio parahaemolyticus trong mẫu nước cấp.

- Nước ao nuôi: Thông số N-NO3- có giá trị cao gấp 3,34 lần giới hạn cho phép. Các thông số còn lại đều có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép. Không phát hiện Vibrio parahaemolyticus trong nước ao nuôi. Mật độ tảo trong ao nuôi là 4.203.000 Tb/L, trong đó tảo Lam chiếm ưu thế (4.202.400 Tb/L).

Xã Trung Giang:

- Nước nguồn cấp: thông số N-NO2-, N-NH4+ và N-NO3- có giá trị lần lượt cao gấp 2,12 lần, 1,39 lần và 2,16 lần giới hạn cho phép. Các thông số còn lại đều có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép. Không phát hiện tảo độc và Vibrio parahaemolyticus trong mẫu nước cấp.

- Nước ao nuôi: thông số N-NO2-, N-NH4+, N-NO3- và TSS có giá trị lần lượt gấp 1,24 lần, 2,69 lần, 2,1 lần và 2,46 lần giới hạn cho phép. Các thông số còn lại đều có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép. Không phát hiện Vibrio parahaemolyticus trong nước ao nuôi. Mật độ tảo trong ao nuôi là 1.488 Tb/L, trong đó tảo Silic chiếm ưu thế.

Xã Gio Mai: Nước nguồn cấp: thông số N-NO3- có giá trị cao gấp 1,25 lần giới hạn cho phép. Mật độ Vibrio tổng số cao gấp 3,1 lần giới hạn cho phép. Các thông số còn lại đều có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép. Không phát hiện tảo độc và Vibrio parahaemolyticus trong mẫu nước cấp.

Xã Triệu An: Nước nguồn cấp: thông số N-NH4+ và N-NO3- có giá trị cao gấp 1,21 lần và 1,3 lần giới hạn cho phép. Các thông số còn lại đều có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép. Không phát hiện tảo độc và Vibrio parahaemolyticus trong mẫu nước cấp.

Xã Triệu Lăng:

- Nước nguồn cấp: thông số N-NO3- có giá trị cao gấp 1,75 lần giới hạn cho phép. Mật độ Coliform và Vibrio tổng số cao gấp 47 lần và 1,4 lần giới hạn cho phép. Các thông số còn lại đều có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép. Không phát hiện tảo độc và Vibrio parahaemolyticus trong mẫu nước cấp.

- Nước ao nuôi: thông số độ mặn có giá trị cao gấp 1,03 lần giới hạn cho phép. Thông số N-NH4+, N-NO3- và P-PO43- có giá trị lần lượt cao gấp 10,31 lần, 3,35 lần và 3,69 lần giới hạn cho phép. Thông số TSS và COD có giá trị cao gấp 1,77 lần và 1,82 lần giới hạn cho phép. Mật độ Coliform và Vibrio tổng số cao gấp 20 lần và 1,3 lần giới hạn cho phép. Các thông số nhiệt độ, pH, độ trong, độ kiềm, H2S, DO và N-NO2- có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép. Không phát hiện Vibrio parahaemolyticus trong nước ao nuôi. Mật độ tảo trong ao nuôi là 1.509.600 Tb/L, trong đó tảo Lục chiếm ưu thế (1.400.000 Tb/L).

Xã Triệu Phước: Nước nguồn cấp: thông số N-NO3- và TSS có giá trị cao gấp 2,05 lần và 1,52 lần giới hạn cho phép Các thông số còn lại đều có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép. Không phát hiện tảo độc và Vibrio parahaemolyticus trong mẫu nước cấp.

Xã Hải An:

- Nước nguồn cấp: thông số độ mặn, N-NH4+ và N-NO3- và mật độ Coliform có giá trị cao gấp 1,03 lần, 1,13 lần, 1,6 lần và 92 lần giới hạn cho phép. Phát hiện mẫu nước nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Các thông số còn lại đều có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép. Không phát hiện tảo độc trong mẫu nước cấp.

- Nước ao nuôi: thông số N-NH4+, N-NO3-, TSS và mật độ Coliform có giá trị cao gấp 3,43 lần, 2,3 lần, 1,42 lần và 4,7 lần giới hạn cho phép. Các thông số còn lại đều có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép. Không phát hiện Vibrio parahaemolyticus trong nước ao nuôi. Mật độ tảo trong ao nuôi là 44.880 Tb/L, trong đó tảo Lam chiếm ưu thế (30.800 Tb/L).

Phường Đông Giang:

- Nước nguồn cấp: thông số N-NO3- có giá trị cao gấp 1,25 lần giới hạn cho phép. Các thông số còn lại đều có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép. Không phát hiện tảo độc và Vibrio parahaemolyticus trong mẫu nước cấp.

- Nước ao nuôi: thông số N-NH4+ và N-NO3- có giá trị cao gấp 1,16 lần và 1,6 lần giới hạn cho phép. Phát hiện mẫu nước nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Các thông số còn lại đều có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép. Mật độ tảo trong ao nuôi là 2.052 Tb/L, trong đó tảo Silic chiếm ưu thế (1.368 Tb/L).

Phường Đông Lễ: Nước nguồn cấp: thông số N-NO3- có giá trị cao gấp 1,2 lần giới hạn cho phép. Mật độ Coliform và Vibrio tổng số cao gấp 7,3 lần và 1,3 lần giới hạn cho phép. Các thông số còn lại đều có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép. Không phát hiện tảo độc và Vibrio parahaemolyticus trong mẫu nước cấp.

Trên cơ sở kết quả quan trắc này, Chi cục Thủy sản khuyến cáo:

Đối với nguồn nước cấp cho vùng nuôi tôm:

- Các điểm nguồn cấp có mật độ Coliform, Vibrio tổng số và hàm lượng N-NH4 cao hơn ngưỡng cho phép: nguồn nước cấp phải được bơm xử lý qua bể lọc hoặc túi lọc để loại bỏ hoàn toàn các ấu trùng, rác thải, các loài động vật cua, ốc, côn trùng, cá tạp…; khử trùng bằng các hóa chất diệt khuẩn BKC, Chlorine,… (liều lượng theo hướng dẫn nhà sản xuất); quạt nước để loại bỏ hoá chất khử trùng và tăng cường ôxy hoà tan trước khi cấp vào ao nuôi.

- Các điểm nguồn cấp có độ mặn và pH thấp cần tiến hành kiểm tra, theo dõi trước khi cho vào ao nuôi. Đặc biệt sau các thời điểm có mưa lớn kéo dài, hạn chế hiện tượng giảm độ mặn và pH đột ngột. Vùng nước cấp có độ kiềm thấp, cần tăng cường bổ sung các sản phẩm khoáng tăng kiềm kết hợp với vôi giúp ổn định độ kiềm, tăng khả năng lột vỏ và phát triển tốt cho tôm.

- Các điểm nguồn cấp khác: Các cơ sở nuôi cần lấy nước qua túi lọc dày (đường kính lỗ lọc ≤200 µm) ở thời điểm đỉnh triều vào ao lắng và chạy quạt khí để tăng oxy hoà tan trong nước trước khi cấp vào ao nuôi.

Đối với môi trường nước ao nuôi tôm:

- Các ao nuôi có hàm lượng N-NO2-, N-NO3-, N-NH4+, TSS cần tăng cường kiểm soát lượng thức ăn, tránh dư thừa gây ô nhiễm. Thường xuyên tiến hành xả đáy, thay nước để loại bỏ các chất thải, thức ăn dư thừa và khí độc ra khỏi ao nuôi. Các ao này có thể xuất hiện hiện tượng oxy thấp vào thời điểm sáng sớm và pH cao vượt ngưỡng vào buổi trưa/chiều, do đó các hộ nuôi cần thường xuyên theo dõi để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

- Các ao nuôi có mật độ Coliform và Vibrio tổng số cao cần bổ sung các chế phẩm vi sinh có lợi để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời bổ sung Vitamin, khoáng vào thức ăn cho tôm để tăng cường sức đề kháng, hạn chế ảnh hưởng của vi khuẩn gây bệnh.

- Các hộ nuôi cần giữ mực nước tối ưu trong ao (tối thiểu 1,2m) để hạn chế sự thay đổi đột ngột của các yếu tố nhiệt độ, pH, độ mặn. Kiểm tra độ pH trong ao nuôi khi trời mưa to. Nếu lượng pH giảm đột ngột cần rải vôi đều quanh bờ ao (liều lượng 10kg/1000m2) và bón xuống ao (liều lượng 15-20 kg/1000 m2 mặt nước), chạy quạt để đảo đều nước ao. Cần chú ý xử lý từ từ để đảm bảo pH không bị thay đổi đột ngột và duy trì trong khoảng phù hợp từ 7 - 9. Trong và sau khi trời mưa to cần bật hệ thống quạt khí/sục khí nhằm đảm bảo lượng oxy hòa tan và tránh hiện tượng phân tầng nước.

                                                                                               Dương Văn Chinh - Chi cục Thủy sản

Đang truy cập: 2

Hôm nay: 1005

Tổng lượt truy cập: 3.223.645