Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
BƯỚC TIẾN LỚN TRONG BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN NGOÀI VÙNG TÀI PHÁN QUỐC GIA
- Ngày đăng: 16-03-2023
- 293 lượt xem
Thế giới có hai khu vực mà nhân loại sử dụng chung là bầu khí quyển và đại dương. Tuy nhiên, khi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (tiếng Anh: United Nations Convention on Law of the Sea – UNCLOS 1982), có hiệu lực vào năm 1994, đa dạng sinh học biển không phải là một khái niệm được công nhận rộng rãi. Theo UNCLOS 1982 thì: Vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT) là một chế định pháp lý mới, lần đầu tiên được ghi nhận. Đây là một vùng biển đặc thù, trong đó quốc gia ven biển có những thẩm quyền riêng biệt nhằm mục đích kinh tế, tuân theo những quy định của Công ước. Điều 57 Công ước UNCLOS 1982 quy định chiều rộng vùng đặc quyền kinh tế "không được mở rộng ra quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở của lãnh hải"; Thềm lục địa là vành đai mở rộng của lãnh thổ đất cho tới mép lục địa (continental margin), hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở, chọn lấy giá trị lớn hơn. Thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lý cho đến mép tự nhiên của lục địa, nhưng không được vượt quá 350 hải lý, không được vượt ra ngoài đường đẳng sâu 2.500m một khoảng cách quá 100 hải lý. Tại đây, nước chủ có độc quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống. Vùng biển quốc tế nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia có biển, cho nên, sẽ không chịu sự kiểm soát hoặc luật pháp của bất cứ quốc gia riêng lẻ nào. Vì vậy, cần có một khung pháp luật cập nhật để bảo vệ sinh vật biển ở vùng biển quốc tế. Vào năm 2004, Liên hợp quốc thành lập nhóm đặc biệt để thảo luận về việc bảo vệ đại dương. Đến năm 2015, tổ chức này đã thông qua nghị quyết phát triển thỏa thuận ràng buộc về đại dương và sau nhiều năm chuẩn bị, các cuộc đàm phán đã bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 2018.
Vùng biển quốc tế, vốn chiếm gần 2/3 diện tích đại dương trên thế giới, hiện chỉ có 1,2% được bảo vệ và chỉ 0,8% được bảo vệ ở mức độ cao. Theo Báo cáo sách đỏ về các loài thực vật, động vật công bố ngày 09/12/2022 của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế có hơn 1.550 trong tổng số 17.903 loài thực vật, động vật biển có nguy cơ tuyệt chủng (gần 10%). Thực tế này một lần nữa khẳng định tính cấp thiết của hợp tác quốc tế trong bảo vệ các loài sinh vật biển.
Sau hai tuần đàm phán tại trụ sở Liên hợp quốc (New York, Mỹ), vào tối ngày 04/3/2023, 193 nước trên thế giới đã đồng ý ký kết thỏa thuận mang tính pháp lý để bảo vệ sinh vật biển ở các vùng biển quốc tế, mang tên Thỏa thuận về đa dạng sinh học ngoài vùng tài phán quốc gia (tiếng Anh: Biodiversity Beyond National Jurisdiction - BBNJ).
BBNJ là hiệp ước quốc tế đầu tiên mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nỗ lực toàn cầu để bảo vệ 30% diện tích đất và biển của thế giới vào năm 2030. Hiệp ước BBNJ ràng buộc về pháp lý nhằm bảo tồn và bảo đảm sử dụng bền vững đa dạng sinh học đại dương đã được thảo luận trong suốt 15 năm, trong đó có 4 năm đàm phán chính thức và được các nhà đàm phán của 193 nước nhất trí sau 5 vòng đàm phán kéo dài, do Liên hợp quốc chủ trì tại New York (Mỹ). Đại diện Liên hợp quốc cho biết, hiệp ước sẽ được chính thức thông qua sau khi ngôn từ được các luật sư xem xét chặt chẽ và được dịch ra 6 ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc. Song các nhà hoạt động môi trường đánh giá việc các nước cùng nhất trí về hiệp ước sau thời gian dài đàm phán là “bước đột phá” trong việc bảo vệ đa dạng sinh học đại dương./.
Bài viết: Nguyễn Văn Hòa
Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ
- Triển khai kế hoạch phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Trị trong lĩnh vực phóng sinh, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (15/03/2023)
- Thả hơn 6.000 cá giống bổ sung nguồn lợi thủy sản tại hồ Thanh niên, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa (02/03/2023)
- Tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác chống khai thác IUU (27/02/2023)
- Triển khai kế hoạch hành động chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Uỷ ban Châu Âu lần thứ 4 (22/02/2023)
- Chi cục Thủy sản phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng và thợ máy cho 78 ngư dân trên địa bàn tỉnh (22/02/2023)
- BAN QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẢO CỒN CỎ VỚI CÔNG TÁC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TỈNH (17/02/2023)
- KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHỐNG KHAI THÁC HẢI SẢN BẤT HỢP PHÁP VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI (16/02/2023)
- GIẢI PHÁP CƠ GIỚI HÓA NGHỀ LƯỚI CHỤP KHAI THÁC HẢI SẢN Ở VÙNG KHƠI QUẢNG TRỊ (13/02/2023)
- Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ với Chương trình Giám sát rác thải nhựa biển đợt II năm 2022 tại bãi biển xã Gio Hải và Trung Giang (17/01/2023)
- Tặng Giấy chứng nhận cho các cá nhân, nhóm người có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn, bảo vệ và cứu hộ rùa biển 2022 (17/01/2023)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 34
Hôm nay: 1485
Tổng lượt truy cập: 3.543.653