Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
GIẢI PHÁP CƠ GIỚI HÓA NGHỀ LƯỚI CHỤP KHAI THÁC HẢI SẢN Ở VÙNG KHƠI QUẢNG TRỊ
- Ngày đăng: 13-02-2023
- 280 lượt xem
Việc cơ giới hóa trang thiết bị khai thác đã diễn ra một số tỉnh. Khi ứng dụng trang thiết bị khai thác để cơ giới hóa quy trình khai thác đã cho thấy nhiều ưu điểm nổi bật và hiệu quả hơn hẳn so với lao động thủ công và bán cơ giới hiện nay, với mục tiêu Cơ giới hóa, hiện đại hóa đội tàu lưới chụp và lưới vây khai thác hải sản vùng khơi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, giảm thời gian thu lưới, tăng chất lượng sản phẩm, giảm số lượng và sức lao động cho ngư dân, an toàn hơn khi hoạt động khai thác trên biển.
Trong những năm gần đây, ngành khai thác hải sản của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, liên tục duy trì nhịp độ tăng trưởng cao theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của Đất nước. Với sự hỗ trợ, quan tâm của Chính phủ, Bộ, ban ngành và chính quyền địa phương các cấp, ngư dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển đội tàu công suất lớn khai thác hải sản xa bờ, đặc biệt là đội tàu làm nghề lưới chụp và lưới vây. Tuy nhiên, hiện nay quy trình khai thác trên các đội tàu khai thác vùng khơi chủ yếu bán cơ giới, các thao tác trên tàu vẫn bằng thủ công, tốn nhiều nhân lực và không an toàn. Việc này đã làm nảy sinh rất nhiều bấp cập, tồn tại trong quá trình hoạt động như: số mẻ lưới giảm; an toàn lao động không đảm bảo; chất lượng sản phẩm khai thác và hiệu quả kinh tế thấp. Đặc biệt, cần rất nhiều lao động phục vụ cho hoạt động đánh bắt trên biển nhưng hiện nay lao động trong khai thác hải sản đang có xu hướng giảm mạnh, trong khi số lượng tàu cá lại có xu hướng tăng lên nên đã gây rất nhiều khó khăn cho các chủ tàu trong việc tìm kiếm nhân công để thực hiện các chuyến biển, thực tế đã có nhiều tàu phải nằm bờ do không có đủ lao động để đi biển.
Việc cơ giới hóa trang thiết bị khai thác đã diễn ra một số tỉnh. Khi ứng dụng trang thiết bị khai thác để cơ giới hóa quy trình khai thác đã cho thấy nhiều ưu điểm nổi bật và hiệu quả hơn hẳn so với lao động thủ công và bán cơ giới hiện nay, với mục tiêu Cơ giới hóa, hiện đại hóa đội tàu lưới chụp và lưới vây khai thác hải sản vùng khơi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, giảm thời gian thu lưới, tăng chất lượng sản phẩm, giảm số lượng và sức lao động cho ngư dân, an toàn hơn khi hoạt động khai thác trên biển.
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống tời thủy lực trên tàu lưới chụp
| 1: mô tơ điện; 2: bơm thủy lực; 3: két dầu; 4: sinh hàn; 5: van phân phối; 6: hộp số; 7: động cơ thủy lực; 8, 9: tang thu dây giềng rút; 8a, 9a: ly hợp của tang thu giềng rút; 8b, 9b: phanh hãm của tang thu giềng rút; 10, 11, 12, 13: các tang thu dây ganh; 10a, 11a, 12a, 13a: ly hợp các tang thu dây ganh; 10b, 11b, 12b, 13b: phanh hãm các tang thu dây ganh |
Cấu tạo của hệ thống tời thủy lực trên tàu lưới chụp Sơ đồ quy trình công nghệ
Ứng dụng, xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ sử dụng tời thủy lực trên tàu cá lưới chụp tỉnh Quảng Trị khai thác ở vùng khơi là hết sức cần thiết, cụ thể:
- Về giảm số lượng lao động: Hiện nay số lao động trên các tàu khai thác lưới chụp trên các vùng khơi cần khoảng 10-12 người. Tuy nhiên, nếu tiến hành lắp đặt hệ thống thiết bị cơ giới hóa chỉ cần khoảng 7-8 người (số lao động tham gia trực tiếp mỗi tàu sẽ giảm 2-3 người), điều này đồng nghĩa với việc sẽ tăng thu nhập cho người lao động, hơn nữa là sẽ giải quyết được vấn đề thiếu lao động đi biển cho các tàu khai thác hiện nay.
- Về thời gian thu, thả lưới: Việc sử dụng tời tang ma sát và lao động thủ công sẽ làm tăng thời gian thu, thả lưới do tốc độ quay và lực kéo thấp, hơn nữa việc sử dụng tời tang ma sát đòi hỏi phải bố trí nhiều lao động ở nhiều công đoạn khác nhau điều này sẽ làm tăng thời gian cho từng công đoạn thu, thả lưới. Đặc biệt, thời gian thu lưới lâu sản phẩm sẽ không được đưa lên tàu sớm từ đó làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Về an toàn lao động: Khi sử dụng lao động thủ công hoặc tời ma sát để thu lưới thì ngư dân phải trực tiếp dùng tay để kéo dây và thu lưới nên trong điều kiện sóng gió trên biển sẽ rất nguy hiểm. Chính vì vậy, việc cơ giới hóa trang thiết bị khai thác sẽ giúp công đoạn thu thả lưới thực hiện hoàn toàn bằng máy móc từ đó nâng cao được mức độ an toàn.
- Về mức độ hao mòn ngư cụ: Khi sử dụng tời ma sát để thu dây giềng rút sẽ làm cho dây bị bào mòn rất nhanh do trực tiếp ma sát với tang thu trong khi đó nếu cơ giới hóa trang thiết bị khai thác sẽ giảm được mức hao hụt dây. Điều này giúp ngư dân giảm được rất nhiều chi phí đầu tư mua mới dây giềng rút chính.
- Về tăng năng suất lao động: Hiện nay trên các tàu khai thác rất nhiều công đoạn được thực hiện bằng thủ công. Trong đó, có công đoạn thu cá lên tàu. Việc thu cá lên tàu bằng thu công sẽ mất rất nhiều thời gian và không đẩm bảo độ an toàn khi thao tác. Đặc biệt, với các mẻ lưới sản lượng lớn phải cắt lưới cho cá thoát ra ngoài do thu không kịp. Cho nên, việc ứng dụng máy hút cá vừa đảm bảo tăng năng suất lao động, vừa đảm bảo độ an toàn cho người, tàu và lưới khi thao tác.
Lê Đức Thắng - Chi cục Thủy sản
- Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ với Chương trình Giám sát rác thải nhựa biển đợt II năm 2022 tại bãi biển xã Gio Hải và Trung Giang (17/01/2023)
- Tặng Giấy chứng nhận cho các cá nhân, nhóm người có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn, bảo vệ và cứu hộ rùa biển 2022 (17/01/2023)
- Tập huấn kiến thức, kỹ năng bảo tồn, bảo vệ và cứu hộ rùa biển cho ngư dân trực tiếp khai thác hải sản, các chủ thu mua hải sản tươi sống (27/12/2022)
- Triển khai bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực phóng sinh, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (13/12/2022)
- VAI TRÒ CỦA RONG MƠ ĐỐI VỚI ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN (08/12/2022)
- ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ THÀNH VIÊN BAN QUẢN LÝ KHU BAO TỒN BIỂN ĐẢO CỒN CỎ LẦN THỨ I, NHIỆM KỲ 2023 - 2028 (02/12/2022)
- Cứu hộ thành công một cá thể rùa biển bị mắc lưới cách bờ biển xã Trung Giang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị (30/11/2022)
- Chi cục Thủy sản tăng tăng cường công tác tập huấn các quy định về chống khai thác IUU (14/12/2022)
- Tham gia cuộc thi Cuộc thi tìm hiểu về đa dạng sinh học ở khu bảo tồn biển (14/11/2022)
- Trao 10.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân Quảng Trị (21/10/2022)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 5
Hôm nay: 263
Tổng lượt truy cập: 3.592.641