Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
VAI TRÒ CỦA RONG MƠ ĐỐI VỚI ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN
- Ngày đăng: 08-12-2022
- 306 lượt xem
Rong mơ (Sargassum)còn gọi là rong đuôi ngựa, rong ngoai, thuộc họ rong Nâu với khoảng 50 loài. Tập trung nhiều nhất ở bờ biển và các đảo nơi có vật bám như đá cuội, san hô. Trong tự nhiên, rong mơ được ví như những cánh rừng dưới đáy biển, là nơi sinh sống, bãi đẻ của nhiều loài động vật thuỷ sinh. Do vậy, rong mơ có vai trò hết sức quan trọng trong đa dạng sinh học biển và biến đổi khí hậu
Rong mơ (Sargassum)còn gọi là rong đuôi ngựa, rong ngoai, thuộc họ rong Nâu với khoảng 50 loài. Tập trung nhiều nhất ở bờ biển và các đảo nơi có vật bám như đá cuội, san hô. Trong tự nhiên, rong mơ được ví như những cánh rừng dưới đáy biển, là nơi sinh sống, bãi đẻ của nhiều loài động vật thuỷ sinh. Do vậy, rong mơ có vai trò hết sức quan trọng trong đa dạng sinh học biển và biến đổi khí hậu:
- Rong Mơ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học
Rong mơ phân bố chủ yếu ở vùng biển ven bờ, quanh các đảo. Đây là nơi cư trú, bãi đẻ của nhiều loài thủy sản ven bờ như các loài thân mềm (các loài ốc), các loài giáp xác (cua, tôm ..), một số loài cá, mực… Hiện nay, khi diện tích các rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển ngày càng thu hẹp thì rong mơ chính là nơi trú ẩn an toàn và sinh sản lý tưởng của các thủy sinh vật, góp phần làm tăng số lượng loài, duy trì cân bằng đa dạng sinh học trong khu bảo tồn biển nói riêng và các vùng ven biển nói chung.
- Rong Mơ được ví như một bức tường chắn sóng cho đất liền và hải đảo;
Với mật độ dày đặc và kích thước cơ thể lớn, rong mơ có khả năng làm giảm độ mạnh của sóng biển, giảm tốc độ dòng chảy, giảm lực cơ học tác động; góp phần chống xói mòn, sạt lở, ổn định cấu trúc nền đáy và gia tăng tuổi thọ cho các công trình biển.
- Làm sạch môi trường biển;
Rong mơ có khả năng làm sạch các chất thải phóng xạ, hấp thụ các chất độc hại, giảm độ phì dưỡng, cải thiện chất lượng môi trường nước biển. Đặc biệt hệ sinh thái rong mơ đóng vai trò cung cấp O2 và hấp thụ CO2 của khí quyển, làm giảm biến đổi khí hậu. Việc duy trì, phát triển và bảo vệ các vùng rong mơ trong các khu bảo tồn biển là cực kỳ quan trọng nhằm góp phần bảo vệ các giá trị đa dạng sinh học vốn có ở đây.
-Vai trò quan trọng của rong mơ trong chuỗi thức ăn;
Rong Mơ chứa các amino acid hữu ích, các nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người, làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, cho dược phẩm. rong Mơ là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất manitol và acid alginic (một loại polysaccharit) chứa 20 – 35% trong trọng lượng khô, có đến 20 acid amin và nhiều chất khoáng, đặc biệt là các khoáng vi lượng rất cần thiết cho con người đã được ứng dụng trong y học hiện đại và sử dụng rộng rãi trong các dạng thực phẩm chức năng và thuốc chữa bệnh.
Hiện trạng của nguồn lợi rong mơ hiện nay
Mặc dù rong mơ có vai trò quan trọng về khía cạnh sinh thái và là sinh kế cho cộng đồng cư dân sống xung quanh các khu bảo tồn biển. Tuy nhiên, nguồn lợi rong mơ hiện nay chưa được quan tâm bảo vệ đúng mức. Tình trạng ngư dân khai thác một cách ồ ạt, tận diệt, không phù hợp với đặc điểm sinh học, không đúng thời điểm và phương pháp.
Ngư dân thường xuyên khai thác khi rong mơ đang còn non. Khai thác theo kiểu tận diệt bằng cách nhổ cả gốc hoặc dùng dao cắt sát gốc, cả rong mơ còn non dẫn đến rong mơ không có khả năng tái sinh chồi, không kịp sinh sản cho mùa vụ sau. Việc khai thác không hợp lý đã làm cho nguồn lợi rong mơ hiện nay suy giảm nghiêm trọng và có nguy cơ cạn kiệt. Điều này dẫn đến làm mất nơi cư trú và bãi đẻ của các loài thủy sản ven biển, đồng thời cũng ảnh hưỡng đến nguồn gen của các loài rong biển trong khu bảo tồn và nguồn thu nhập của ngư dân.
Để đảm bảo nguồn lợi rong mơ được phục hồi và phát triển, khuyến cáo ngư dân cần tuân thủ các quy định của khu bảo tồn và khai thác rong mơ một cách hợp lý. Nâng cao công tác quản lý, đặc biệt là phương pháp cộng đồng cùng quản lý để tăng cường trách nhiệm của người dân, tránh việc khai thác tràn lan. Chỉ được khai thác ở các bãi rong trong phân khu cho phép, Khai thác đúng thời vụ, khi rong mơ đã trưởng thành và chỉ được phép khai thác tối đa 60% sản lượng của vùng được phép khai thác. Thu hoạch rong phải để lại phần gốc dài từ 20 – 30 cm và tốt nhất nên tận thu khi rong đã dạt vào bờ. Việc bảo tồn và khai thác rong mơ hợp lý sẽ giúp bảo vệ tốt một nguồn lợi quý giá, góp phần phát huy vai trò của rong mơ đối với đa dạng sinh học và giảm thiếu tác động của biến đổi khí hậu.
Trương Hữu Thư
Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ
- ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ THÀNH VIÊN BAN QUẢN LÝ KHU BAO TỒN BIỂN ĐẢO CỒN CỎ LẦN THỨ I, NHIỆM KỲ 2023 - 2028 (02/12/2022)
- Cứu hộ thành công một cá thể rùa biển bị mắc lưới cách bờ biển xã Trung Giang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị (30/11/2022)
- Chi cục Thủy sản tăng tăng cường công tác tập huấn các quy định về chống khai thác IUU (14/12/2022)
- Tham gia cuộc thi Cuộc thi tìm hiểu về đa dạng sinh học ở khu bảo tồn biển (14/11/2022)
- Trao 10.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân Quảng Trị (21/10/2022)
- TẬP HUẤN QUY TRÌNH KIỂM TRA, GIÁM SÁT SẢN LƯỢNG THỦY SẢN (21/10/2022)
- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng kiểm tra công tác chống khai thác IUU (21/10/2022)
- CỨU HỘ VÀ THẢ CÁ THỂ RÙA BIỂN TRỌNG LƯỢNG LỚN VỀ VỚI BIỂN AN TOÀN (27/12/2022)
- Tập huấn kỹ năng bảo tồn, bảo vệ và cứu hộ rùa biển cho các Tình nguyện viên (TNV) tại huyện đảo Cồn Cỏ (31/08/2022)
- Đại hội Chi bộ Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ lần thứ II, nhiệm kỳ 2022-2025 (31/08/2022)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 7
Hôm nay: 373
Tổng lượt truy cập: 3.592.751