Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Dự báo nguồn nước và kế hoạch sử dụng nước vụ Đông Xuân 2022-2023 và tháng 01 năm 2023

BẢN TIN THÁNG 1/2023

DỰ BÁO NGUỒN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NƯỚC PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CẤP NƯỚC CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÁC LƯU VỰC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

I. TÌNH HÌNH NGUỒN NƯỚC

1.1. Lượng mưa

Bảng 1: Lượng mưa của các trạm quan trắc lưu vực sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, sông Cánh Hòm và vùng phụ cận

TT

Trạm

Lượng mưa từ 1/12/2022 đến 31/12/2022 (mm)

Lượng mưa lũy tích từ 1/1/2022 đến 31/12/2022 (mm)

So sánh lượng mưa lũy tích với cùng kỳ (+/-%)

Dự báo tình hình mưa tháng tới (mm)

TBNN

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

1

Khe Sanh

14,60

2048,2

-6%

-8%

-49%

-3%

28,8

2

Gia Vòng

75,00

2069,2

-17%

-10%

-38%

-21%

93,2

3

Ðông Hà

78,70

2138,5

-2%

-1%

-40%

-16%

84,4

4

Thạch Hãn

91,00

2266,0

-15%

0%

-42%

-26%

146,5

 

Trung bình

 

 

-10%

-5%

-42%

-17%

88,2

Nhận xét:

- Tổng lượng mưa đo được của các trạm khí tượng, thủy văn trong tỉnh từ ngày 01/12/2022 đến ngày 31/12/2022 cho thấy mưa phân bố không đều giữa miền núi và đồng bằng, mưa xảy ra nhiều hơn ở vùng đồng bằng; so với lượng mưa tháng 12 TBNN cho thấy mưa ở các trạm đều thấp hơn TBNN. Lượng mưa thấp nhất đo được là tại trạm Khe Sanh, đạt 14,6 mm, lượng mưa lớn nhất đo được tại trạm Thạch Hãn đạt 91,0 mm. Lượng mưa lũy tích từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022 thấp hơn so với TBNN từ 2% đến 15%. So sánh với cùng kỳ năm 2021, lượng mưa lũy tích đến cuối tháng 12/2022 tại các trạm đều nhỏ hơn, từ 3% tại trạm Khe Sanh đến 26% tại trạm Thạch Hãn. So sánh với cùng kỳ năm 2020, lượng mưa các trạm đều thấp hơn khá nhiều, khoảng 40%.

- Dự báo: Theo dự báo của Đài KTTV tỉnh Quảng Trị, tổng lượng mưa trong tháng 1/2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ở mức cao hơn TBNN và đạt từ 130-160% lượng mưa TBNN cùng kỳ.

1.2. Nguồn nước trong các công trình thủy lợi, thủy điện

a) Nguồn nước trữ các hồ chứa thủy lợi

Bảng 2: Hiện trạng nguồn nước trữ của các hồ thủy lợi trên lưu vực sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, sông Cánh Hòm và vùng phụ cận

TT

Hồ chứa

Dung tích trữ thiết kế (triệu m3)

Whi trữ hiện tại so với Whi-tk (%)

Whi trữ TBNN cùng thời kỳ
(triệu m3)

So sánh với cùng kỳ (+/-%)

Dự báo xu thế nguồn nước Tăng/giảm

Dự kiến Whi cuối tháng 1 so với Whi-tk (%)

TBNN

2020

2021

1

Triệu Thượng 1

4,11

100%

2,97

15%

0%

Giảm

100%

2

Triệu Thượng 2

4,34

100%

2,69

11%

12%

0%

Giảm

100%

3

Dục Đức

0,35

100%

Giảm

100%

4

Ái tử

15,27

100%

13,80

2%

12%

-3%

Giảm

100%

5

Trung Chỉ

1,95

100%

1,71

3%

5%

Giảm

100%

6

Khe Mây

1,85

100%

1,87

-5%

3%

2%

Giảm

97%

7

Hiếu Nam

1,93

100%

Giảm

97%

8

Đá Lã

1,35

100%

Giảm

97%

9

Đá Mài

8,27

99%

6,39

23%

1%

-3%

Giảm

93%

10

Tân Kim

6,17

95%

4,78

19%

-3%

-4%

Giảm

89%

11

Nghĩa Hy

3,49

100%

3,29

-2%

-13%

-13%

Giảm

96%

12

Trúc Kinh

39,20

96%

33,73

4%

-2%

-5%

Giảm

95%

13

Hà Thượng

14,70

96%

12,36

6%

-7%

-4%

Giảm

86%

14

Kinh Môn

18,91

100%

16,24

11%

8%

3%

Giảm

98%

15

Phú Dụng

0,50

100%

0,44

2%

1%

-1%

Giảm

95%

16

La Ngà

34,96

100%

24,93

24%

0%

Giảm

99%

17

Bảo Đài

25,50

100%

23,81

0%

5%

-2%

Giảm

96%

Ghi chú: Whi – Dung tích hữu ích

Nhận xét:

            Đến cuối tháng 12, các hồ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hầu hết các hồ đã đạt 100% dung tích hữu ích thiết kế, thấp nhất là hồ Tân Kim đạt 95%, hồ Trúc Kinh và Hà Thượng đạt 96% dung tích hữu ích. Tổng dung tích hữu ích còn lại của 17 hồ chứa được thống kê trong bảng 2 là 165,33 triệu m3, đạt trung bình 98% so với tổng dung tích hữu ích theo thiết kế.

            Theo dự báo, lượng mưa dự kiến trong tháng 1 năm 2023 phổ biến ở mức cao hơn và đạt từ 130÷160% lượng mưa TBNN cùng thời kỳ, tuy nhiên hiện nay bắt đầu thời kỳ cấp nước cho vụ Đông Xuân 2022-2023, qua tính toán cân bằng lượng nước cho thấy dung tích trữ đến cuối tháng 01 của hầu hết các hồ đều giảm, tổng dung tích hữu ích còn lại của các hồ sẽ giảm 5,25 triệu m3 so với cuối tháng 12 năm 2022. Dung tích một số hồ lớn trên 10 triệu m3 so với dung tích hữu ích thiết kế đến cuối tháng 01 sẽ còn như sau: hồ Ái Tử còn 100%, hồ Trúc Kinh 95%, hồ Hà Thượng 86%, hồ Kinh Môn 98%, hồ La Ngà 99%, hồ Bảo Đài 96%.

b) Các đập dâng:

            Mực nước đập dâng Nam Thạch Hãn hiện tại là + 9,38 m, dung tích trước đập V=11,89 triệu m3; mực nước tại đập Sa Lung là + 5,30 m; mực nước tại đập dâng Sông Hiếu là + 1,00 ; mực nước tại Cống Mai Xá là 0,30 m; mực nước tại cống Xuân Hòa là + 0,30 m; nguồn nước tại các công trình này đảm bảo cung cấp cho hệ thống kênh tưới, trạm bơm và các nhu cầu nước cho sinh hoạt, sản xuất và công nghiệp.

c) Nguồn nước trữ tại các hồ chứa thủy điện tham gia bổ sung nước cho hạ du

Bảng 3: Hiện trạng nguồn nước trữ của các công trình thủy điện tham gia bổ sung nước cho hạ du trên lưu vực sông Thạch Hãn và các vùng phụ cận

TT

Hồ chứa

Whi thiết

kế (triệu m3)

Whi hiện tại so với thiết kế (triệu m3)

So sánh với cùng kỳ (+/-%)

Dự báo lượng nước đến hồ

Lượng nước bổ sung cho hạ du (m3/s)

TBNN

1 năm trước

2 năm trước

1

TĐ Quảng Trị

141,3

95%

75%

73%

Giảm

10,00

Nhận xét:

Hiện tại mực nước hồ tại 7h ngày 05/01/2023 ở mức +479,11 m; dung tích hữu ích còn lại của hồ đạt 95% so với dung tích hữu ích theo thiết kế; dung tích hữu ích còn lại so với cùng kỳ năm 2020 và năm 2021 đều giảm. Lưu lượng đến hồ trung bình trong tháng 12 năm 2022 là 10 m3/s, lưu lượng xả xuống hạ du trung bình trong tháng 12 là 6,6 m3/s.

II. KHẢ NĂNG CẤP NƯỚC CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, TÌNH HÌNH HẠN HÁN VÀ KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG NƯỚC

2.1. Khả năng cấp nước

a) Các hồ chứa thủy lợi trong tỉnh Quảng Trị

Nhiệm vụ sản xuất vụ Đông Xuân của 17 công trình hồ chứa thủy lợi là: 9.003 ha lúa, 1.286 ha hoa màu và 450 ha ao nuôi trồng thủy sản, ngoài ra hồ Ái Tử và đập Sa Lung còn có nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt cho 75.000 người. Tổng lượng nước cần trong tháng 1 là 9,55 triệu m3 nước. Trong đó, nước cần cho lúa là: 9,3 triệu m3, nước cần cho hoa màu là 0,23 triệu m3, cung cấp nước cho sinh hoạt là 0,02 triệu m3, trong tháng 1 không cần cấp nước cho thủy sản.

(a)

(b)

 

Hình 1: Nhu cầu nước trong tháng 1 của các hồ chứa theo loại hình cấp nước (a)-Tưới lúa; (b)-Tưới màu

b) Hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn

Trong vụ Đông Xuân, đập dâng Nam Thạch Hãn có nhiệm vụ tưới cho 10.040 ha lúa, 3.827 ha hoa màu, cấp nước cho 200 ha thủy sản, ngoài ra còn có nhiệm vụ cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất và công nghiệp. Tổng nhu cầu nước trong tháng 8 của hệ thống là 21,26 triệu m3, trong đó nhu cầu nước cho lúa là 18,72 triệu m3, nhu cầu nước cho màu là 2,52 triệu m3, cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất và công nghiệp là 0,01 triệu m3, cấp nước cho thủy sản là 0,0 triệu m3.

Hình 2: Nhu cầu nước trong tháng 1 của hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn

c) Đập dâng Sa Lung

Hình 3: Nhu cầu nước trong tháng 1 của đập dâng Sa Lung

Trong vụ Đông Xuân, đập dâng Sa Lung có nhiệm vụ cấp nước cho 700 ha lúa, 200 ha thủy sản và cấp nước sinh hoạt cho 5000 người. Tổng nhu cầu nước trong tháng 8 của hệ thống đập dâng Sa Lung là 429,58 nghìn m3.

d) Đập dâng Sông Hiếu

Hình 4: Nhu cầu nước trong tháng 1 của đập dâng Sông Hiếu

Trong vụ Đông Xuân, đập dâng Sông Hiếu có nhiệm vụ cấp nước cho 1.245,2 ha lúa, 213,1 ha hoa màu và cấp nước sinh hoạt cho 25.000 người. Tổng nhu cầu nước trong tháng 1 của hệ thống đập dâng Sông Hiếu là 1,85 triệu m3.

e) Lưu vực sông Cánh Hòm

Diện tích lúa cần lấy nước tưới từ sông Cánh Hòm trong vụ Đông Xuân là 721ha, nhu cầu tưới trong tháng 1 là 447,74 nghìn m3.

Theo dự báo của Đài KTTV Quảng Trị lượng mưa trong tháng 1 tại các trạm xấp xỉ hoặc cao hơn, đạt khoảng 130÷160% TBNN cùng kỳ, nhiệt độ ở mức xấp xỉ TBNN. Căn cứ lượng nước đến tại đầu mối Đập Trấm, đập Sa Lung, đập ngăn mặn Sông Hiếu, cống Mai Xá, cống Xuân Hòa, dung tích lưu trữ hiện trạng của 17 công trình hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và nhu cầu sử dụng nước của từng công trình, sử dụng mô hình tính toán cân bằng nước đã được lập cho tỉnh Quảng Trị để tính toán, dự báo khả năng đáp ứng nguồn nước phục vụ cho kế hoạch cấp nước trong tháng 1 trên lưu vực sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, sông Cánh Hòm và vùng phụ cận, tỉnh Quảng Trị. Kết quả tính toán dự báo thể hiện trong bảng 4 như sau:

Bảng 4: Khả năng cấp nước của các hồ chứa thủy lợi trên lưu vực sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, sông Cánh Hòm và vùng phụ cận dự báo tháng 1

TT

Tên công trình

Dung tích trữ thiết kế (106m3)

Nhiệm vu sản xuất vụ Đông Xuân (ha)

Dự báo tháng 1

Ghi chú

Lúa

Hoa màu

Thủy sản

Dung tích Whi trữ so với Whi-TK (%)

Khả năng đáp ứng (%)

Diện tích đáp ứng (ha)

Lúa

Hoa màu

Thủy sản

A

Hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn

1

Đập Trấm

17,8

10040

3827

200

100%

10040

3827

200

B

Các hồ chứa thủy lợi 

1

Triệu Thượng 1

4,11

150

160

100%

100%

150

160

2

Triệu Thượng 2

4,34

110

160

100%

100%

110

160

3

Dục Đức

0,35

31

10

10

100%

100%

31

10

4

Ái tử

15,27

481

100%

100%

481

5

Trung Chỉ

1,95

130

100%

100%

130

6

Khe Mây

1,85

200

97%

100%

200

7

Hiếu Nam

1,93

110

90

97%

100%

110

90

8

Đá Lã

1,35

123

16

97%

100%

123

16

9

Đá Mài

8,27

460

450

93%

100%

460

450

10

Tân Kim

6,17

400

89%

100%

400

11

Nghĩa Hy

3,49

350

96%

100%

350

12

Trúc Kinh

39,20

2150

200

200

95%

100%

2150

200

200

13

Hà Thượng

14,70

680

86%

100%

680

14

Kinh Môn

18,91

1340

98%

100%

1340

15

Phú Dụng

0,50

55

95%

100%

55

16

La Ngà

34,96

1000

200

250

99%

100%

1000

200

250

17

Bảo Đài

25,50

1233

96%

100%

1233

C

Sông Cánh Hòm

1

Các Trạm bơm

721

100%

721

D

Sông Sa Lung

1

Đập dâng Sa Lung

700

200

100%

700

200

E

Đập dâng sông Hiếu

Đập dâng sông Hiếu

1245,2

213,1

100%

1245

213

Tổng

21709

5326,1

850

21709

5326

850

Hình 5: Khả năng đảm bảo nguồn nước cho các khu tưới

Nhận xét:

Hiện tại tổng dung tích các hồ chứa thủy lợi, kể cả đập Trấm là 177,22 triệu m3. Qua kết quả tính toán như trong bảng 4 cho thấy, trong tháng 1 hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn và hầu hết các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đảm bảo cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp theo như nhiệm vụ thiết kế. Tổng diện tích gieo trồng được đảm bảo đủ nước là 21.709 ha lúa, 5.326 ha màu, 850 ha thủy sản và cấp nước sinh hoạt cho 100.000 người dân.

Theo tính toán cân bằng nước cho các khu tưới sử dụng nguồn nước trên sông Cánh Hòm cho thấy, với lượng mưa như dự báo và hiện trạng lượng trữ nước trong sông, đảm bảo cấp đủ nước cho nhu cầu nước của vùng này.

Hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn, đập Sa Lung, đập dâng Sông Hiếu ngoài lượng nước đến trên lưu vực còn được bổ sung nước từ hồ thủy lợi, thủy điện Quảng Trị, dòng chảy đến từ thượng lưu các nhánh sông Thạch Hãn, sông Bến Hải. Qua tính toán cân bằng nước cho thấy hệ thống đảm bảo đủ 100% nhu cầu nước cho các ngành.

2.2. Mức độ rủi ro hạn ở các vùng ngoài công trình thủy lợi

Bảng 5: Mức độ rủi ro hạn ở các vùng ngoài công trình thủy lợi trên lưu vực sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, sông Cánh Hòm và vùng phụ cận

TT

Trạm

Vùng/Huyện

Mưa hin trạng và dự báo (mm)

So với mưa cùng thời đoạn

Khuyến cáo

Năm Min

TBNN

Năm Max

1

Khe Sanh

Đakrong, Hướng Hóa

29

100%

145%

48%

 

3

Gia Vòng

Gio Linh, Vĩnh Linh

93

100%

145%

53%

 

4

Đông Hà

TP Đông Hà

84

100%

145%

48%

 

6

Thạch Hãn

TX Quảng Trị

146

100%

145%

35%

 

Nhận xét và khuyến cáo:

Theo dự báo của Đài KTTV Quảng Trị lượng mưa trong tháng 1 tại các trạm ở mức cao hơn với TBNN cùng kỳ, đạt khoảng 130÷160% TBNN cùng kỳ, nhiệt độ xấp xỉ với TBNN, rủi ro hạn hán ở các vùng ngoài công trình thủy lợi dự kiến sẽ thấp hơn TBNN. Người dân và chính quyền địa phương cần chú trọng thực hiện các biện pháp ngăn mặn xâm nhập vào sông và trữ nước trong các ao hồ, chuẩn bị các phương án sẵn ứng phó khi có hạn hán xảy ra.

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở nguồn nước trữ hiện tại và tính toán dự báo của đơn vị tư vấn, dự báo nguồn nước phục vụ sản xuất cho tháng 1 năm 2023 trên các lưu vực sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, sông Cánh Hòm và vùng phụ cận cho thấy trong tháng tất cả các hồ chứa thủy lợi đảm bảo cung cấp đủ nước cho nông nghiệp.

Hiện tại thời tiết bắt đầu bước vào mùa khô, các hồ chuẩn bị công tác cấp nước cho sản xuất vụ Đông Xuân. Để làm tốt công tác cấp nước, các hồ chứa cần chủ động tiến hành kiểm tra các công trình cống lấy nước, kênh dẫn, sửa chữa kịp thời các hư hỏng; đồng thời tiếp tục theo dõi và cập nhật diễn biễn thời tiết để có giải pháp kịp thời cấp nước cho vụ Đông Xuân 2022-2023 đạt năng xuất và hiệu quả cao./.

Bản tin tiếp theo sẽ phát hành vào đầu tháng 2/2023.

 

Đang truy cập: 13

Hôm nay: 657

Tổng lượt truy cập: 3.589.331