Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
PHÒNG TRỪ BỆNH PHẤN TRẮNG HẠI CÂY CAO SU
- Ngày đăng: 27-03-2023
- 593 lượt xem
PHÒNG TRỪ BỆNH PHẤN TRẮNG HẠI CÂY CAO SU
Hiện nay diện tích cao su toàn tỉnh trên 18.800 ha, cây cao su đang ở giai đoạn ra lá mới, sinh trưởng và phát triển tốt, tuy nhiên, bệnh phấn trắng đã bắt đầu phát sinh gây hại trên một số vùng trồng, đây là loại bệnh thường gặp ở cây cao su, thời điểm bệnh phát sinh gây hại mạnh nhất là giai đoạn cây ra lá mới hàng năm.
Khác với một số bệnh thường gặp trên cây cao su như bệnh héo đen đầu lá (thường hại nặng vào thời kỳ cây con và giai đoạn cao su kiến thiết cơ bản, các vườn cao su kinh doanh cũng bị bệnh nhưng mức độ nhẹ hơn), bệnh phấn trắng có khả năng gây hại cho cây cao su ở mọi lứa tuổi, từ vườn nhân, ươm, kiến thiết cơ bản đến vườn cao su khai thác.
Bệnh gây rụng lá, làm chậm thời gian khai thác dẫn đến giảm sản lượng mủ ở vườn cao su kinh doanh và làm chậm tốc độ sinh trưởng, thậm chí có thể gây chết cây ở những vườn cao su kiến thiết cũng như ở vườn nhân và vườn ươm. Bệnh tấn công chủ yếu lá non, làm lá rụng hàng loạt nếu gặp thời tiết lạnh và có sương mù. Sau giai đoạn này, lá không bị rụng nữa mà để lại các vết bệnh có nhiều dạng loang lổ khác nhau, thậm chí toàn bộ phiến lá bị biến dạng và chuyển qua màu vàng nhạt, trên các vết bệnh sinh ra lớp bột màu trắng như phấn, cây sinh trưởng kém, hoa bị bệnh thì nhỏ hoặc thối rụng.
Ảnh 1: Triệu chứng bệnh trên lá non
Với điều kiện thời tiết đêm và sáng sớm có sương mù, ẩm độ không khí cao như hiện nay sẽ là điều kiện rất thuận lợi cho nấm bệnh tiếp tục phát sinh gây hại trên diện rộng.
Để phòng trừ bệnh phấn trắng kịp thời, hiệu quả đảm bảo bộ lá phát triển tốt, ổn định thời gian khai thác trong mùa vụ tới, bà con cần thực hiện các biện pháp sau:
- Bón phân sớm cho cây để thúc đẩy quá trình ra lá nhanh tránh gặp thời tiết bất lợi, nhất là khi gặp nhiệt độ thấp.
- Vệ sinh vườn đảm bảo độ thông thoáng
- Thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, từ đó có biện pháp phòng trị thích hợp và kịp thời. Ở các vườn cây có nguy cơ nhiễm bệnh cao hoặc những vườn cây năm trước đã nhiễm bệnh, nhất thiết phải căn cứ vào sự ra lá mới để quyết định xử lý bằng cách phun thuốc trực tiếp để trừ ngay trong mùa bệnh, với chu kỳ 7 - 10 ngày/lần.
Để phòng trừ bệnh này, cần sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất Hecxaconazon, Azoxystrobin, Difenoconazole, Copper Oxychloride, Diniconazole, Sulfur như Anvil, Amistar Top® 325SC, Sumi-Eight 12.5 WP,Sulox 80WP, Kumulus 80WG …với nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn trên toa nhãn. Phun ướt toàn bộ 2 mặt lá, ngọn, thân, cành. Nên phun ít nhất 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày. Thời điểm phun hiệu quả cao là giai đoạn khi lá nhú chân chim (lá có màu tím nhạt) hoặc mới nhiễm bệnh ở mức rất nhẹ (cấp 1), chỉ phun thuốc trong thời gian trời mát (sáng sớm hoặc chiều tối).
Ảnh 2: Phun phòng trừ bệnh bằng thiết bị bay không người lái
Ngoài ra, để cây cao su sinh trưởng phát triển tốt trong thời kỳ ra lá non, sớm ổn định tán lá, tăng sức để kháng với bệnh, cần chăm sóc hợp lý như bón đầy đủ, cân đối giữa lượng phân đạm và kali vào giai đoạn cao su bắt đầu ra lá mới để giúp tầng lá sớm ổn định, vệ sinh vườn cây ngay trong và sau khi rụng lá.
Trạm Trồng trọt và BVTV Cam Lộ
- Xã Vĩnh Thủy thực hiện mô hình trình diễn biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng hại cao su bằng công nghệ 4.0-Thiết bị bay không người lái (23/03/2023)
- DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG VÀ CẤM SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM (14/03/2023)
- Kết quả kiểm tra chất cấm Salbutamol tại các cơ sở giết mổ gia súc trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (08/03/2023)
- THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÂY TRỒNG TỔNG HỢP (IPHM) TRÊN CÂY TRỒNG CHỦ LỰC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2022- 2030 (28/02/2023)
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mạng lưới thú y cơ sở sau một năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 161/2021/NQ-HĐND trên địa bàn huyện Gio Linh (17/02/2023)
- BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU KHOANG HẠI LẠC (13/02/2023)
- Hiểm họa khôn lường khi bẫy chuột bằng thiết bị xung điện (13/02/2023)
- Sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản từ ngày 15/02/2023 (06/02/2023)
- Hội nghị Tổng kết đánh giá công tác chăn nuôi và thú y năm 2022; Công chức, viên chức và người lao động năm 2022 (31/01/2023)
- TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM NÔNG LÂM THUỶ SẢN, GIẢI PHÁP TẠO NIỀM TIN CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG (28/11/2022)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 250
Tổng lượt truy cập: 3.590.972