Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Xã Vĩnh Thủy: Thực hiện mô hình trình diễn biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng  hại cao su bằng công nghệ 4.0-Thiết bị bay không người lái.

Bệnh phấn trắng là một trong những dịch hại nguy hiểm thường xuất hiện trong giai đoọan ra lộc nontrên cây cao su.Trong những năm qua nhiều vùng trồng cao su đã bị nhiễm bệnh,đã làm cây bị rụng lá nhiều lần, gây mất sức cây, làm chậm thời gian khai thác và làm giảm sản lượng mủ đáng kểtrênnhiều diện tích cao su. Bệnh phấn trắng do nấm Oidium Hevea tấn công bộ lá non từ khi lá nhú chân chim, hình thành các  đốm phấn trắng bên ngoài lá, nhất là mặt dưới của lá. Lá bị thiệt hại nhiều nhất là khi lá còn nâu nhạt khiến lá bị xoắn lại, khô héo, trở màu đen và rụng. Lá mới ra phải sau 2-4 tuần do đó ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch của các vườn.  Nếu tấn công ở lá trưởng thành sẽ làm lá chuyển màu xanh nhạt, đốm lá phát triển và rụng hoặc bị biến dạng làm ảnh hưởng khả năng quang hợp của cây từ đó ảnh hưởng đến sản lượng khai thác của nhiều vườn cao su.

Do cây cao su có chiều cao khá lớn nên việc phòng bệnh cho cây có nhiều khó khăn nên trong thời gian qua, nhiều diện tích cao su bị nhiễm bệnh đã không được phòng trừ hoặc phòng trừ nhưng không đạt hiệu quả. Chính vì vậy, Chi cục Trồng trọt và BVTV Quảng Trị, Trạm Trồng trọt và BVTV Vĩnh Linh phối hợp với ng ty Cổ phần Nicotex triển khai mô hình phun thuốc phòng trừ bệnh phấn trắng hại cây cao su bằng thiết bị máy bay không người lái (Drone) trên diện tích 5 ha cho các hộ sản xuất cao su tại xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh. Đây là giải pháp kỹ thuật mới, ứng dụng công nghệ 4.0 lần đầu tiên áp dụng tại cây cao su trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, giải pháp này sẽ góp phần quan trọng trong việc quản lý bệnh phấn trắng nói riêng và các đối tượng sâu bệnh hại lá khác nói chung. Với công suất phun  đạt 3ha/1h bay, tổng chi phí tiền công và thuốc trừ bệnh phấn trắng là 900.000 đ/ha.

Tại mô hình nhiều hộ nông dân rất quan tâm và mong muốn tiếp cận với giải pháp kỹ thuật mới. Qua đánh giá sơ bộ, giải pháp này giúp giảm lượng thuốc BVTV, tiết kiệm công lao động, xử lý trên diện rộng. Trong thời gian tới, tiếp tục theo dõi và đánh giá hiệu quả của mô hình trình diễn này để tiếp tục nhân rộng cho nhiều diện tích trồng cao su trên địa bàn huyện.

Lê Thị Hiền Lương - Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Vĩnh Linh

Đang truy cập: 4

Hôm nay: 260

Tổng lượt truy cập: 3.590.982